24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thanh Thùy
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Một số dự án giao thông có nguy bị điều chuyển vốn do chậm giải ngân

Một số dự án giao thông đang triển khai có nguy cơ bị điều chuyển vốn nếu không đạt mức giải ngân 85% kế hoạch vốn sau khoảng 3 tháng nữa.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết là theo yêu cầu tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ, Bộ GTVT cần giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2020 bao gồm cả kế hoạch năm và kế hoạch kéo dài. Trong đó: đến hết tháng 8/2020 phải giải ngân hết vốn kéo dài của năm 2019 và các năm trước, đến hết tháng 11/2020 giải ngân tối thiểu 85% kế hoạch năm 2020.

Tuy nhiên, đối với những dự án do Bộ GTVT chủ quản hoặc được cấp vốn qua Bộ GTVT, mặc dù các địa phương (được giao Chủđầu tư, đại diện Chủ đầu tư) đã vào cuộc chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhưng đến nay vẫn còn một số vướng mắc chưa được xử lý dứt điểm, nhất là các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, nguy cơ cao không hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2020.

Trường hợp không thể hoàn thành kế hoạch giải ngân dự án theo tiến độ, Bộ GTVT sẽ trao đổi thống nhất với địa phương về việc thực hiện (hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền) điều chuyển kế hoạch vốn đối với từng dự án để đảm bảo việc giải ngân 100% vốn.

Cụ thể với Dự án đầu tư xây dựng công trình đường kết nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1, Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị kiểm soát chặt chẽ tiến độ giải ngân của từng dự án, mục tiêu hoàn thành và giải ngân hết số vốn đã bố trí chậm nhất trước ngày 31/8/2020. Trường hợp đến 31/8/2020, chủ đầu tư không giải ngân hết kế hoạch, Bộ GTVT sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chuyển vốn cho dự án khác.

Trường hợp không thể hoàn thành kế hoạch giải ngân dự án theo tiến độ, Bộ GTVT sẽ trao đổi thống nhất với địa phương về việc thực hiện (hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền) điều chuyển kế hoạch vốn đối với từng dự án để đảm bảo việc giải ngân 100% vốn.

Đối với Dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường nối Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường ven biển tỉnh Quảng Nam (thuộc đoạn tuyến Quốc lộ 40B); Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 24 (có số vốn cần giải ngân từ nay đến cuối năm 2020 của dự án còn khoảng 355 tỷ đồng) trường hợp đến ngày 30/11/2020 Dự án không giải ngân đạt tối thiểu 85% kế hoạch, Bộ GTVT sẽ xem xét việc điều chuyển kế hoạch vốn cho dự án khác.

Đối với Dự án tuyến tránh thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, Bộ trưởng Bộ GTVT thống nhất đề xuất việc kéo dài thời hạn hợp đồng tối đa đến 30/10/2020 và giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT thường xuyên theo dõi, đôn đốc, trong trường hợp dự án không kịp hoàn thành giải ngân theo tiến độ yêu cầu, báo cáo Bộ điều chuyển vốn cho dự án khác.

Đối với Dự án mở rộng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Tân An, tỉnh Long an, trường hợp không có giải pháp khả thi, yêu cầu Ban QLDA 7 rà soát, xác định phạm vi dừng dự án, số vốn phải cắt giảm để xem xét điều chuyển cho dự án khác theo quy định.

Trước đó, ngày 16/7,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúcchủ trì hội nghị trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công.

Báo cáo về tình hình giải ngân một số dự án lớn, quan trọng quốc gia, đặc biệt dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông, Bộ GTVT cho hay, tổng số vốn đã giải ngân của 11 dự án thành phần là 3.437/8.970 tỉ đồng của kế hoạch năm 2020, đạt 38,3%.

Về nguyên nhân của sự chậm trễ này, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chỉ ra 3 “điểm nghẽn” lớn.

Một là, trình tự, thủ tục giải ngân vốn còn bị kéo dài từ việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, việc trao đổi giữa các bộ, ngành… đến khâu lập dự án, thẩm định, đấu thầu có khi kéo dài đến 2 - 3 năm; khâu nghiên cứu, lập quy hoạch, báo cáo tiền khả thi, chấp thuận chủ trương đầu tư làm cũng chưa chất lượng, thiếu chắc chắn, triển khai lúng túng, dẫn đến điều chỉnh mất nhiều thời gian.
Thứ hai, giải phóng mặt bằng mất nhiều thời gian, nhiều dự án không triển khai được bởi không có mặt bằng thi công.
Thứ ba là nguyên nhân từ “lợi ích nhóm”, “xin - cho”, nhũng nhiễu kéo dài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn, nhất là do những ảnh hưởng của dịchCOVID-19khiến công nhân mất việc làm, tiền lươngngười lao độngthấp, tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm đạt rất thấp… Thủ tướng cho rằng: “Phải sờ gáy những người làm trực tiếp, phải quy trách nhiệm rõ ràng người đứng đầu, cán bộ trực tiếp thì mới hy vọng có sự chuyển biến”. Do đó, Thủ tướng đề nghị cần gắn kết quả giải ngân với thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ và đi liền với đó là xử lý nghiêm người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ, kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan không có chuyển biến.

"Từ đầu tháng 8 tới, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển vốn từ các bộ, ngành,địa phương không giải ngân được để tập trung cho các công trình, dự án có khả năng giải ngân”, Thủ tướng yêu cầu.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả