MBB và triển vọng nào sau sáp nhập?
Đặc thù ngành Ngân hàng VN là cứ hễ con nào hoạt động bết bát, khả năng phá sản cao là sẽ đc NHNN mua lại với giá 0đ, sau đó kiếm 1 thằng hđ tốt cho sáp nhập để gánh, việc này tránh được rủi ro sụp đổ hệ thống tài chính, tuy nhiên Ngân hàng bị chỉ định sáp nhập cũng sẽ gặp khó khăn không nhỏ.
Để bù lại cho việc sáp nhập này là NHNN cho phép MBB nới room tín dụng 20%. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn thì room tín dụng tăng 20% trong khi phần trích lập thêm có thể tăng hơn 20%. => thu nhập lãi thuần tăng không quá 20% trong khi tài sản sinh lời tăng. Điều này dẫn đến NIM của MBB sẽ bị giảm.
Trong bối cảnh chung của Ngành ngân hàng là thả nổi lãi suất trong thời gian tới, những NH khác NIM sẽ tăng thì việc MBB có NIM giảm là đã kém hiệu quả so với ngành. Chưa kể việc tái cơ cấu nợ cho OceanBank cũng sẽ khó cho MBB tăng trưởng tốt (trong quá khứ có STB từng sáp nhập với NH Phương Nam cũng mất rất lâu để cơ cấu nợ và câu chuyện cơ cấu cho đến hiện tại vẫn chưa xong)
Về kỹ thuật MBB phiên hôm nay (29/6) đóng cửa tại giá 24.7 , xu hướng tăng của ngành Ngân hàng vẫn duy trì nên giá có thể tiếp tục hướng lên vùng cao hơn, tuy nhiên vùng giá 28 sẽ có cản mạnh và dự kiến MBB sẽ bị kẹt tại vùng này một thời gian. Thười điểm này cũng tương ứng với khoảng thười gian lãi suất thả nổi và KQKD Q3 công bố như đã nói ở trên.
KẾT LUẬN: Với MBB triển vọng trong ngắn hạn và trung hạn có, tuy nhiên về dài hạn cần xem xét lại, đồng thời nếu so sánh với các mã cp Ngân hàng khác thì MBB vẫn không hấp dẫn bằng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận