MBB: Ngân hàng hưởng lợi từ việc nới lỏng chính sách
- NIM đã có xu hướng tăng đều đặn kể từ đầu năm để đạt khoảng 5,8% trong quý IV/2022, tăng 0,83 điểm % theo quý do hai đợt tăng lãi suất niêm yết vào tháng 10 và tháng 11, dao động từ 0,5% -1,1% cho mỗi kỳ hạn.
- Tăng trưởng tín dụng cả hợp nhất và riêng lẻ của ngân hàng năm 2022 đều ở mức cao, lần lượt là khoảng 25% và 23%. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 26,7% và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp vẫn cao hơn 10,6% so với cuối năm 2021 mặc dù đã được cắt giảm xuyên suốt trong năm về mức 9% tổng dư nợ tín dụng.
- Trong các phân khúc, cho vay doanh nghiệp tăng 22% so với cùng kỳ và giảm tỷ trọng đóng góp xuống 47,1% từ 48,3% vào năm 2021 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tín dụng. Đồng thời, cho vay bán lẻ tăng 32% so với năm trước và mở rộng tỷ trọng lên 43,6% từ 41,1% dư nợ tín dụng.
- Trong khi đó, ngân hàng đã duy trì chi phí huy động vốn thấp một cách cạnh tranh, tăng 0,2 điểm % lên 2,9% vào năm 2022, nhờ sự tăng cường mảng bán lẻ. Một nửa số dư CASA của ngân hàng đến từ các khách hàng cá nhân trong khi tỷ lệ CASA củaphân khúc SME rơi vào khoảng 60%-63%.
- Việc hợp tác với Viettel Pay và Tân Cảng Sài Gòn là một trong những yếu tố giúp nâng cao CASA của MB trong vài năm qua.
- Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất đã tăng 0,19 điểm % so với với năm trước với mức 1,09%. Trong đó, nợ xấu ròng hình thành hàng quý ghi nhận gần 1.200 tỷ đồng, trong đó 742 tỷ đồng là của ngân hàng mẹ.
- Ngân hàng đã trích lập dự phòng đáng kể cho các khoản vay.Điều này dẫn đến chi phí tín dụng biên hợp nhất/riêng lẻ tăng lên mức 1,95%/1,3%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng tăng trở lại mức 238% sau khi giảm liên tục trong ba quý từ mức đỉnh 268% vào cuối năm ngoái.
- Tính đến quý IV/2022, các khoản cho vay của MB dành cho các nhà phát triển bất động sản là 21.400 tỷ đồng, tương ứng với 4,6% dư nợ cho vay. Tổng dư nợ tín dụng cho các nhà phát triển bất động sản chiếm dưới 10% tổng dư nợ tín dụng.
👉Góc nhìn cá nhân: MBB là một trong những Ngân hàng có lợi thế dẫn đầu trong nhiều yếu tố như Chi phí huy động thấp nhờ có lượng CASA dồi dào, tệp khách hàng đa dạng khi Ngân hàng không bị phụ thuộc quá nhiều vào nhóm khách hàng Doanh nghiệp mà còn phát triển mạnh ở phân khúc khách hàng cá nhân (Bán lẻ). Ngoài ra, nguồn thu từ bancassurance cũng tạo nên một lợi thế lớn từ Ngân hàng so với những Bank cùng ngành. Điểm yếu của MBB lúc chính là việc dự nợ Trái phiếu vẫn đang duy trì ở mức cao (trên 10%) và từ đó cũng tạo áp lực về tính thanh khoản cũng như nợ xấu (thu hẹp biên lợi nhuận) của Ngân hàng. Tuy nhiên, Nghị định số 8 và Thay đổi Thông tư số 16 là hai chính sách đang ủng giúp Ngân hàng dần tháo gỡ khó khăn về Trái phiếu và thanh khoản. Kèm theo đó việc lãi suất tiếp tục hạ nhiệt cũng sẽ giúp Ngân hàng dễ thở hơn. Vùng mua khuyến nghị: 18-18.5.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận