MBB - Cổ phiếu tốt nhưng khó tăng
MBB (Ngân hàng Quân đội) là cổ phiếu mà Team16 lâu nay vẫn theo dõi. Tuy nhiên vì nhiều yếu tố mà khó kỳ vọng MBB có sự tăng giá tốt như các cổ phiếu Bank đầu ngành.
1. Yếu tố đầu tiên cho thấy sự khác biệt rất lớn ở MBB
Đó là cổ đông pha loãng rất lớn. Theo thống kê của Team thì nhóm cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát, tính cả NĐT nước ngoài ở MBB chỉ chiếm 72,7%. Nếu gộp cả thương vụ phát hành 7,5% thêm cho đối tác ngoại thì tỷ lệ này vẫn chỉ trên dưới 80%. = Tỷ lệ hàng trôi nổi nhiều ( free - float cao, trên 20% ), cao hơn rất nhiều so với BID chỉ < 1%, VCB 1,7%, CTG 5,6%
Lượng cổ phiếu pha loãng lớn như vậy dẫn tới việc kéo giá lên là điều vô cùng khó khăn. Dù có đẩy giá lên được cũng vô cùng vất vả.
2. Nhóm cổ đông lớn "chốt lời" quá khéo
Việc cổ đông lớn chốt lời vùng đỉnh với số lượng lớn sẽ phải mất rất lâu đi nữa, lượng cổ phiếu đó mới được hấp thụ và gom lại.
- Đợt bán 20 triệu cp của Tổng công ty trực thăng vào tháng 9/2017 và 68 triệu cổ phiếu thoái vốn từ Vietcombank cuối năm 2018 đã làm tăng nguồn cung cổ phiếu trôi nổi giá cao lên rất nhiều. Điều này cực kỳ bất lợi trong bối cảnh dòng tiền eo hẹp.
3. Không có game đủ lớn
Để tạo thành con sóng "thần", kết quả kinh doanh thôi là chưa đủ, vì LN cũng có phần ảo và thực. Trong tổng số 10k tỷ LN , bao nhiêu là thực vẫn là con số bí ẩn mà chỉ có người nội bộ mới nắm rõ. Nhìn vào các bank dẫn dắt thì động lực lớn nhất vẫn nằm ở Game của cổ phiếu.
Cung nhiều, nhưng cầu lại bị hạn chế, bởi quy mô dòng tiền nội chưa thực sự lớn cộng với tâm lý giao dịch bị chi phối bởi các nhà đầu tư cá nhân ngắn hạn nên dòng tiền này thường luân chuyển đến các cổ phiếu "hot", hiếm khi đủ lực để tập trung vào các "cô gái đẹp" như MBB.
Trong khi đó, dòng tiền ngoại lại không thể "bồi thêm" được do room ngoại đã đầy. Thực tế thì MBB vẫn còn khá nhiều room ngoại so với mức trần (đến thời điểm hiện tại còn hơn 9%) nhưng ngân hàng này giữ lại để phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với giá cao hơn thị giá, nhằm mục đích tăng vốn.
Nhưng "cao hơn thị giá" không có nghĩa là mức giá huy động được là xứng đáng với giá trị của doanh nghiệp. Như trường hợp của BID hay VCB, trước và trong mỗi đợt bán vốn, giá cổ phiếu đều tăng cao, buộc các đối tác nước ngoài nếu muốn sở hữu thì trả giá cao hơn rất nhiều so với mức giá trao tay trước đó.
Việc giá cổ phiếu tăng cao trên thực tế cũng tạo sức hút đối với không ít nhà đầu tư nước ngoài. Lại lấy ví dụ BID và VCB, sau khi trả mức giá tưởng là cao thì giá các cổ phiếu này lại tiếp tục tăng cao hơn nữa, giúp các đối tác nước ngoài tạm lãi đậm dù chỉ mới đầu tư.
Nhưng MBB cũng có cái "chất riêng" vốn có của nó, nhưng chỉ thích hợp cho NĐT nắm giữ lâu dài, đầu tư với tỷ suất vừa phải và quan trọng xác định thật kiên nhẫn nếu đã ôm!
Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Team 16. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: TEAM16 - Cộng sự đầu tư chứng khoán. SĐT: 096 969 8436. Hoặc truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận