Lừa bán dự án ‘ma’, giám đốc công ty bất động sản ‘kẻ bị bắt, người bỏ trốn’
Công ty địa ốc tự vẽ ra các dự án đất nền không có thực rồi ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng. Đến thời hạn cam kết thì không bàn giao đất, giám đốc công ty người thì bị bắt, người lặn mất tăm.
Công ty địa ốc tự vẽ ra các dự án đất nền không có thực rồi ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng. Đến thời hạn cam kết thì không bàn giao đất, giám đốc công ty người thì bị bắt, người lặn mất tăm.
Công ty địa ốc tự vẽ ra các dự án đất nền không có thực rồi ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng. Đến thời hạn cam kết thì không bàn giao đất, giám đốc công ty người thì bị bắt, người lặn mất tăm.
Bán đất của người khác và đất thế chấp ngân hàng
Sau thời gian được kiểm soát, tình trạng lừa bán đất nền ở vùng ven TP.HCM lại nở rộ. Nhiều người đang đứng trước nguy cơ mất trắng số tiền dành dụm cả đời vì dính chiêu lừa của các doanh nghiệp kinh doanh dự án “ma”.
Đơn cử như dự án KDC Đại Lâm Phát 4 tại xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An được quảng cáo do Công ty TNHH TM&DV BĐS Đại Lâm Phát (Công ty Đại Lâm Phát) làm chủ đầu tư.
Công ty Đại Lâm Phát có trụ sở tại P.Bình Hưng Hoà, Q.Bình Tân, TP.HCM do ông Nguyễn Đức Ninh (SN 1966, ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) làm giám đốc.
Theo quảng bá, các lô đất 100m2 tại KDC Đại Lâm Phát 4 có giá bán khoảng 520 triệu đồng, với nhiều tiện ích nội và ngoại khu vượt trội, sổ hồng riêng. Thậm chí, khách hàng chỉ cần thanh toán 50% giá trị lô đất là có thể nhận đất xây nhà.
Sau khi tìm kiếm được khách hàng, ông Ninh đã ký hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng các nền đất tại KDC Đại Lâm Phát 4 với nhiều người. Nhưng sau đó công ty không bàn giao đất như cam kết, còn giám đốc Ninh có dấu hiệu bỏ trốn.
Công an TP.HCM cho biết, đơn vị này đã thụ lý đơn tố giác ông Ninh về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ban đầu xác định có nhiều người tham gia giao dịch tại dự án KDC Đại Lâm Phát 4 với số tiền khoảng 10 tỷ đồng.
Hiện ông Ninh không có mặt ở nơi đăng ký thường trú và không rõ đi đâu. Do đó, Công an TP.HCM phát thông tin đề nghị ông này liên hệ Phòng Cảnh sát Kinh tế để làm rõ vụ việc.
Một vụ lừa bán đất nền khác cũng đang được Công an TP.HCM mở rộng điều tra là vụ án do ông Trương Thanh Phong (SN 1977, ngụ Q.6) và đồng phạm thực hiện. Ông Phong đã bị khởi tố, bắt giam để điều tra về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Điều tra bước đầu, ông Phong cùng một số người tự lập ra các dự án đất nền không có thực, phân lô bán nền trên các khu đất chưa nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc đang thế chấp ngân hàng.
Nhóm ông Phong tự vẽ sơ đồ phân lô thành nhiều nền đất, thuê đơn vị môi giới quảng cáo gian dối để tìm kiếm khách hàng. Sau đó, ông Phong và những người liên quan ký các hợp đồng góp vốn, đặt cọc chuyển nhượng… nhằm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của người mua.
Theo cơ quan điều tra, nhóm ông Phong đã tự lập ra 5 dự án không có thực ở các huyện vùng ven TP.HCM để lừa bán. Trong đó, huyện Bình Chánh có 3 dự án, đó là: KDC Bùi Thanh Khiết, KDC Vạn Phú và KDC Hưng Long. 2 dự án còn lại là KDC Gia Phát Riverside (trước đó có tên là Bến Ngọc Riverside) ở huyện Hóc Môn và KDC Võ Trần Chí ở Q.Bình Tân.
Mạo danh chủ đầu tư, thu tiền từ bãi đất trống
Bên cạnh các dự án “ma”, không ít đơn vị môi giới tự nhận là chủ đầu tư để thu tiền của khách hàng. Có dự án chỉ là bãi đất trống nhưng chủ đầu tư vẫn huy động vốn, bất chấp cảnh báo từ chính quyền địa phương.
Đầu năm 2019, từ thông tin quảng cáo, ông N.T.H (ngụ Q.Tân Bình) biết đến dự án đất nền The Green Town tại huyện Củ Chi do Công ty CP Đầu tư Địa ốc Lạc Việt (Công ty Lạc Việt) làm chủ đầu tư.
Vì có nhu cầu về nhà ở, ông H. và Công ty Lạc Việt ký hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất 80m2 tại dự án The Green Town. Sau 2 năm, ông H. đã thanh toán tổng số tiền 915 triệu đồng, tuy nhiên Công ty Lạc Việt vẫn không ký hợp đồng chuyển nhượng chính thức.
Qua tìm hiểu, ông H. được biết khu đất Công ty Lạc Việt quảng cáo là dự án The Green Town thật tế thuộc sở hữu của một cá nhân và một công ty khác đang xúc tiến thủ tục làm chủ đầu tư dự án. Thông tin này khiến nhiều người khác mua đất từ Công ty Lạc Việt bức xúc.
Biết bị lừa, ông H. nhiều lần yêu cầu Công ty Lạc Việt hoàn trả lại tiền nhưng công ty này không giải quyết, có dấu hiệu né tránh. Mới đây, ông H. gửi đơn tố giác Công ty Lạc Việt về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Công an TP.HCM đã tiếp nhận.
Tại huyện Bình Chánh, dự án KDC Bình Lợi (tên thương mại là Bình Lợi Center) nằm trên đường Vườn Thơm, xã Bình Lợi do Phú Nhuận Land làm chủ đầu tư cũng từng bị khách hàng tố "thu tiền từ bãi đất trống".
Được quảng cáo đầy đủ pháp lý và sổ riêng từng nền, từ đầu năm 2020, Phú Nhuận Land đã thu tiền của khách hàng thông qua hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi huy động vốn hơn 50% giá trị nền đất từ người mua, đến nay dự án Bình Lợi Center vẫn chỉ là bãi đất hoang, cỏ dại um tùm.
Trả lời PV VietNamNet, đại diện UBND xã Bình Lợi cho hay, Phú Nhuận Land mới chỉ được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Bình Lợi Center vào tháng 2/2020. Hiện chủ đầu tư vẫn đang tiến hành hoàn tất các thủ tục tiếp theo.
Việc Phú Nhuận Land huy động vốn khi dự án chỉ là bãi đất trống, cán bộ UBND xã Bình Lợi cho rằng việc này rất khó kiểm soát bởi giao dịch không diễn ra tại địa phương. Để cảnh báo người dân, UBND xã đã dựng nhiều bảng thông báo quanh dự án này.
Trước thực trạng tràn lan dự án “ma”, một nhà đầu tư có kinh nghiệm cho hay, hầu hết những dự án kiểu như thế này có giá bán rất rẻ, chiết khấu hấp dẫn. Để lôi kéo người mua, đơn vị môi giới thường thổi phồng quy hoạch và tiện ích xung quanh bất chấp thực tế.
Vấn đề khiến nhiều người sập bẫy còn nằm ở những thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc, hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng trước hết, người mua cần phải tìm hiểu thật kỹ pháp lý dự án, chủ đầu tư cũng như tư cách của đơn vị môi giới.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận