Liệu lợi nhuận của ngành thép đã tạo đáy?
Sau một năm 2021 đặc biệt thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh, ngành thép đã trải qua năm 2022 dồn dập khó khăn ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Q3/2022 đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn suy giảm của ngành với tiêu thụ sụt giảm và giá bán suy yếu trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
1. Đầu tư công hỗ trợ cho tiêu thụ thép nội địa
• Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đạt 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong Q4/2022.
• Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,6% kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản xuất thép xây dựng có thể hưởng lợi. (HPG, Formosa, POM).
• Nguồn vốn vào các dự án bất động sản dân dụng đang tắc nghẽn do sự thắt chặt kiểm soát tín dụng ngân hàng, phát hành TPDN riêng lẻ và niềm tin nhà đầu tư suy giảm sau các sự kiện pháp lý liên quan đến một số DN BĐS lớn.
• Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án được cấp phép và đủ điều kiện mở bán nhà ở thương mại 9T22 giảm 49% YoY và 24% YoY. Số lượng dự án đất nền và du lịch nghỉ dưỡng giảm 56% YoY và 54% YoY. Vấn đề lệch pha cung cầu sẽ chưa sớm được giải quyết trong ngắn hạn, trong khi lãi suất cho vay mua nhà tăng nhanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của các dự án.
2. Giá thép trong nước và trên thế giới kỳ vọng phục hồi do Thị trường tỷ dân đã mở cửa lại nền kinh tế.
• Hầu hết các nhà sản xuất thượng nguồn như Formosa Hà Tĩnh, Hòa Phát, Pomina… đã giảm mạnh huy động công suất. Tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới (Trung Quốc, EU, Nhật Bản,…). Nhờ đó, đà rơi của giá thép trên toàn cầu đã được kìm hãm và giá tăng dần từ giữa tháng 12 khi có thông tin Trung Quốc mở cửa dần. Tuy nhiên, không nhiều yếu tố củng cố đà tăng của giá thép trong giai đoạn đầu năm 2023 khisố ca nhiễm mới tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng vọt gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất và xây dựng, trong khi nhu cầu nội địa Việt Nam vẫn thấp, ít nhất đến sau Tết.
• Cạnh tranh giá bán nội địa giữa các nhà sản xuất Việt Nam sẽ giảm khi hàng tồn kho giá cao tích lũy trong năm 2022 được giải phóng dần trong các tháng tới.
• Cạnh tranh xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu gia tăng khi nhiều đối thủ lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) đẩy mạnh xuất khẩu sang Đông Nam Á trong nửa đầu năm. Các hoạt động kinh tế của Trung Quốc sẽ bình thường hóa từ Q3/2023, tiêu thụ thép của nước này sẽ tập trung vào nội địa. Theo đó, mặt bằng giá thép có thể diễn biến dao động quanh mức hiện tại trước khi tăng ổn định hơn từ giữa năm 2023 nhờ nhu cầu trở lại tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và cạnh tranh từ Trung Quốc giảm.
Như vậy với ngành Thép năm 2023 còn nhiều những khó khăn, nhưng đà phục hồi có thể sẽ diễn ra vào nhưng tháng cuối năm 2023 khi thị trường bất động sản trong nước cũng như thị trường bất động sản của Trung Quốc có sự phục hồi trở lại
Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng chia sẻ và lan tỏa.
Ban nội dung SĐT/Zalo: 0981.935.283
Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vnBấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.
Tìm hiểu thêm về chuyên gia.Mã | Giá | Biểu đồ | ||
---|---|---|---|---|
4.90 -0.04 (-0.81%) | ||||
20.80 (0.00%) |
Bình luận