24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Mỹ Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?

Theo SSI, lạm phát và biến động tỷ giá trong tháng 7 đã hỗ trợ khả năng giảm lãi suất. Nhưng lãi suất có giảm không khi tiền gửi vào ngân hàng đang tăng chậm lại?

Bất chấp Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn mạnh lên, các đồng tiền khác lao đao

Theo báo cáo thị trường tài chính và tiền tệ tháng 7 của CTCP Chứng khoán SSI (SSI), cuộc đình chiến thương mại Mỹ - Trung lần 2 đã kéo dài hơn một tháng bắt đầu từ tháng 7 (sau cuộc gặp của lãnh đạo hai nước bên lề hồi nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản), không giống đợt ngừng chiến lần đầu vào 5 tháng. Trong tháng 7, sự thay đổi của cung tiền chủ yếu được thúc đẩy bởi các thông tin kinh tế và các ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất, đặc biệt là Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ).

Tại Mỹ, báo cáo việc làm tháng 6, GDP quý 2 và thâm hụt thương mại đều tích cực, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn khá ổn định so với các nền kinh tế của EU.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của EU trong tháng 7 tiếp tục giảm về mứ 46,4 điểm, đánh dấu 12 tháng giảm liên tiếp. Do đó, dù Fed đã giảm lãi suất cơ bản đồng USD 0,25% như mong đợi của thị trường nhưng đồng USD vẫn tăng giá.

Thể hiện ở chỉ số đồng USD (DXY) đã tăng từ mức 96,1 lên 98,5 (0,25%) trong khi chỉ số của 6 loại đồng tiền khác đều giảm. Đặc biệt, đồng GBP (Anh) giảm mạnh nhất 4,21%, đồng EUR (EU) giảm 2,58%, đồng SEK (Thuỵ Điển) giảm 4,18%, đồng CHF (Thuỵ Sĩ) giảm 1,81%, đồng JPY (Nhật) giảm 0,82%, đồng CAD (Canada) giảm 0,73% so với cuối tháng 6.

Tại châu Á, đồng THB của Thái Lan tăng mạnh 4,35% và đồng IDR của Indonesia, đồng PHP của Philippines cũng tăng mạnh nhất trong bảy tháng đầu năm 2019. Điểm chung của ba quốc gia này là tăng trưởng GDP tích cực. Các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất vào cuối năm 2018 và tiếp tục duy trì mức lãi suất cao.

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?

​​Sự thay đổi của một số đồng tiền so với USD - Nguồn: Bloomberg.

Tuy nhiên, đồng KRW của Hàn Quốc lại giảm tới 6,61% so với đầu năm và tăng trưởng GDP quý 1 và 2/2019 đều âm. Đây là nguyên nhân từ mối quan hệ đang tiếp tục tệ hại hơn với Nhật Bản, căng thẳng với Triều Tiên khiến cho xuất khẩu giảm mạnh vì thương chiến Nhật – Hàn, gây áp lực giảm giá cho đồng KRW.

Đối với Trung Quốc, tăng trưởng GDP trong quý 2/2019 chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 27 năm qua, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng kỳ vọng theo mục tiêu của chính phủ nước này là 6-6,5%. Tỷ giá USD/CNY giảm nhẹ 0,25% so với mức giá chốt năm 2018 là 6,88 đồng CNY “ăn” 1 USD.

VND mạnh lên bù đắp toàn bộ sự mất giá trước đó

Tại Việt Nam, trong tháng 7, vốn giải ngân đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,45 tỷ USD và thặng dư thương mại khoảng 200 triệu USD.

Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2019, tổng vốn giải ngân FDI đạt 10,55 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thặng dư thương mại là 2,06 tỷ USD. Thêm vào đó, các cuộc góp vốn thành công, mua cổ phần và phát hành quốc tế đã giúp tăng nguồn cung ngoại tệ.

Do đó, mặc dù đồng USD đã tăng giá trên thị trường quốc tế, nhưng VND là một trong số ít các đồng tiền cũng tăng giá trong tháng 7. Kể từ đầu tháng 7, tỷ giá USD/VND đã giảm xuống dưới mức giá mua của Ngân hàng Nhà nước là 23.200 và tiếp tục giảm thấp hơn mức này.

Cuối tháng 7, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND đóng cửa ở mức 23.140/23.260 (giảm 120 VND/USD); còn trên thị trường tự do tỷ giá được chốt ở mức 23.170/23.200 (giảm 130 VND/USD).

Tỷ giá giảm sâu, khiến ngoại tệ tích lũy từ tháng 6 đã được bán cho Ngân hàng Nhà nước, giúp tăng dự trữ ngoại hối. Do đó, trong tháng 7, VND tăng 0,52% so với đồng USD, như vậy, gộp cả tháng 6 và tháng 7, VND đã tăng 0,94%. Mức tăng này đã bù đắp hoàn toàn cho sự mất giá 0,89% của VND trong tháng 5/2019 khi ông Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc. Điều này thể hiện ở việc các ngân hàng thương mại đã giảm giá mua USD thêm 25 VND cuối tháng 7, mức giảm 11% so với cuối năm 2018.

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?

​​Sự biến động của USD, CNY, VND từ tháng 6/2018 - 6/2019 - Nguồn: Bloomberg.

Đáng chú ý, mặc dù tỷ giá giao dịch giảm mạnh, nhưng tỷ giá trung tâm vẫn trong xu hướng tăng, tăng 7 VND/USD trong tháng 7, lên mức 23.073 VND/USD, dần bằng với tỷ giá mua của Ngân hàng Nhà nước.

Điều này cho thấy sự nhất quán trong quản trị của Ngân hàng Nhà nước là linh hoạt ứng phó với các diễn biến bất ngờ như những sự kiện đã xảy ra vào đầu tháng 8.

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?

Biến động của tỷ giá trung tâm và tỷ giá mua - Nguồn: NHNN, SSI ước tính.

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi sụt giảm?

Trên thị trường mở (OMO), Ngân hàng Nhà nước đã hút về ròng 35.000 tỷ đồng trong tháng 7, nhưng nguồn cung tiền VND vẫn được hỗ trợ bởi thanh khoản ổn định và hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?

​​Dự trữ ngoại hối của Việt Nam-Nguồn: Bộ KH&ĐT, Tổng cục Hải quan, SSI ước tính.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND qua đêm liên tục giảm từ 4,01% vào cuối tháng 6 xuống gần 3% và giảm còn 2,98% cuối tháng 7, cao hơn lãi suất USD 0,6%.

Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng ổn định ở mức 4,1% -5,5%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng; ở mức 5,5% -7,55%/năm cho kỳ hạn từ 6 – dưới 12 tháng; ở mức 6,4% -7,9%/năm cho kỳ hạn 12 - 13 tháng, có sự thay đổi khoảng 0,1 – 0,2% ở một số ngân hàng.

Theo SSI, lạm phát và biến động tỷ giá trong tháng 7 đã hỗ trợ khả năng giảm lãi suất khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng 0,18% so với tháng trước và tăng 1,59% so với cuối năm 2018, nhưng giảm 2,13% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi suất cho vay đã giảm khi ngày 01/8, bốn ngân hàng thương mại nhà nước (BIDV, Agribank, Vietcombank và Vietinbank) và một số ngân hàng thương mại lớn đã tuyên bố giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với việc nới room tín dụng cho một số ngân hàng, thị trường kỳ vọng sẽ có sự giảm lãi suất ở quy mô lớn để hỗ trợ tăng trưởng.

Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?

Tăng trưởng tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng thương mại trong 6 tháng đầu năm 2019 - Nguồn: SSI tổng hợp.

Tuy nhiên, những diễn biến bất ổn định từ tình hình thế giới vẫn là áp lực đối với tỷ giá USD/VND, đây cũng là nguyên nhân khiến cho tiền gửi tại nhiều ngân hàng tăng trưởng chậm lại trong 6 tháng đầu năm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ Dư nợ tín dụng/Tiền gửi của ngành ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 lên tới 89-90,3%, cao hơn so với mức trung bình 88% của năm 2018.

Còn theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2019 của 18 ngân hàng thương mại niêm yết, chỉ có 5 ngân hàng (trong đó có Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank; Sài Gòn Thương Tín - Sacombank) có mức tăng trưởng tiền gửi cao hơn tín dụng, còn lại 13 ngân hàng niêm yết có mức tăng trưởng tiền gửi thấp hơn so với tăng trưởng tín dụng.

6 tháng đầu năm 2019, bình quân tiền gửi của khách hàng tại 18 ngân hàng này chỉ tăng 7,4%, trong khi cho vay khách hàng tăng 8,2% so với đầu năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả