24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đoan Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Lạm phát buộc một số ngân hàng trung ương châu Á - Thái Bình Dương ‘miễn cưỡng’ nâng lãi suất

Một số ngân hàng trung ương khu vực châu Á - Thái Bình Dương buộc phải tăng lãi suất nhằm đối phó lạm phát.

Đối mặt với tình trạng lạm phát leo thang, bên cạnh đó là rủi ro bán tháo tiền tệ, các ngân hàng trung ương khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tiến hành siết chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến.

Trong ngày 14/4, Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) nâng lãi suất lần đầu tiên trong vòng ba tháng, đi ngược lại với nhiều dự báo trên thị trường cho rằng cơ quan này sẽ giữ ổn định lãi suất. Cùng ngày, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) quyết định giữ vững quan điểm thắt chặt chính sách tiền tệ sau ba cuộc họp gần đây nhất.

Hôm 13/4, Ngân hàng Dự trữ New Zealand tiếp tục nâng lãi suất sau bốn cuộc họp liên tiếp. Sri Lanka, vốn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng, cũng nâng lãi suất trong ngày 8/4.

Những quyết định này được đưa ra trong bối cảnh áp lực lạm phát liên tục gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc tăng 4,1% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước đó - mức nhanh nhất trong gần một thập kỷ, và hiện cao hơn hai lần ngưỡng mục tiêu của BOK.

Ủy ban chính sách tiền tệ Hàn Quốc, đang trống ghế chủ tịch, thống nhất tăng lãi suất hôm 14/4. Lạm phát được dự báo “duy trì cao hơn ngưỡng mục tiêu trong thời gian dài”, cơ quan này chia sẻ trong một thông báo, qua đó ám chỉ về các đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Giá cả tiêu dùng gia tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng ba thập kỷ trở lại đây tại New Zealand, và nhanh nhất 9 năm tại Singapore, khi mà chi phí lương thực và năng lượng tăng cao trên toàn khu vực.

Tại Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn, ngân hàng trung ương vẫn giữ nguyên mức lãi suất 4% vào ngày 18/4 vừa qua. Nhưng họ có thể sẽ sớm tăng lãi suất trong tháng 6 nằm đối phó với lạm phát, và kết thúc năm ở ngưỡng 4,75%, theo các chuyên gia phân tích đến từ United Overseas Bank, Singapore.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ châu Á phải đối diện với khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn so với dự kiến. Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực sẽ phải đối mặt với rủi ro “chảy máu” dòng vốn một khi khoảng cách lãi suất nội địa - lãi suất tại Mỹ bị thu hẹp, khiến cho các nhà đầu tư đổ dồn vào các loại hình tài sản gắn liền với đồng USD.

Đồng won của Hàn Quốc hiện đang mất giá mạnh nhất so với USD trong gần 2 năm qua. Đồng tiền nội địa yếu đồng nghĩa với giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn, qua đó làm gia tăng lạm phát.

Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo nền kinh tế Hàn Quốc và Singapore lần lượt tăng trưởng 3% và 4,3% trong năm 2022, thấp hơn con số 4% và 7,6% đưa ra hồi năm ngoái. Các nền kinh tế mới nổi châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng chung bình quân 5.2%, trong khi năm ngoái, con số dự báo là 6,9%.

Những bất ổn kinh tế đã gia tăng mạnh sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Các nền kinh tế châu Á có kim ngạch thương mại lớn với Trung Quốc cũng sẽ chịu ít nhiều ảnh hưởng một khi nền kinh tế số 2 thế giới tăng trưởng chậm lại do đẩy mạnh phong tỏa phòng dịch.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả