Kỳ vọng một thương vụ cổ phần hóa
Sau thời gian dài tạm lắng, làn sóng cổ phần hóa các DNNN có dấu hiệu quay trở lại. Đây là điều được giới đầu tư kỳ vọng của thị trường từ lâu khi nhà đầu tư mới có cơ hội tiếp cận thêm với nhiều tài sản có giá trị trong các ngành thiết yếu như hạ tầng, n
Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hóa VNPT và MobiFone. Lượng cổ phần chào bán ra bên ngoài có thể lên đến 50%, mang lại cơ hội hiếm có cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào một lĩnh vực hạ tầng thiết yếu của một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh.
Mặc dù, gặp nhiều khó khăn nhưng hãng viễn thông di động số 2 Việt Nam MobiFone đang có tình hình tài chính khá ổn định. Tính đến thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của Tổng công ty mẹ MobiFone đạt 29.181 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Ở thời điểm trên, MobiFone đang có số tiền gửi ngân hàng 11.678 tỷ đồng và tiền mặt 1.744,5 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng bao gồm 8.445 tỷ đồng tiền gốc và 329 tỷ đồng tiền chênh lệch nhận được so với tiền gốc đầu tư ban đầu, MobiFone đã nhận lại trong thương vụ hoàn trả việc mua 95% cổ phần AVG.
Trong nửa đầu năm nay, doanh thu của công ty đạt khoảng 15.168 tỷ đồng, giảm 12%áo cùng kỳ năm trước, nhưng hiệu quả hoạt động có phần cải thiện khi lợi nhuận trước thuế đạt 2.644 tỷ đồng, tăng 8,6%, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 2.115 tỷ đồng, tăng 8,4%.
Trong giai đoạn 2016-2017, MobiFone tập trung đầu tư phát triển mạng 4G, hoàn thành phát sóng hơn 12.000 trạm 4G mới, nâng tổng số trạm đầu tư mới trong giai đoạn 2015-2017 lên hơn 30.000 trạm cả 3G và 4G. Mạng lưới hiện tại của MobiFone có thể đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho 46 triệu thuê bao 2G/3G và 16 triệu thuê bao sử dụng data trong đó có 4 triệu thuê bao 4G. Năm 2018, MobiFone tiếp tục triển khai lắp đặt hơn 8.000 trạm 4G, định hướng mở rộng kinh doanh lĩnh vực truyền dẫn và triển khai kinh doanh băng rộng cố định
Theo phân tích của công ty chứng khoán SSI, xu hướng người dùng điện thoại di động thay đổi, từ việc gọi điện và nhắn tin bằng dịch vụ thoại truyền thống sang các dịch vụ OTT (như Zalo, Viber, Skype) khiến doanh thu của MobiFone sụt giảm. Vì vậy MobiFone có chiến lược chuyển hướng đầu tư thêm các hệ thống tối ưu dữ liệu Data (3G,4G). Dự báo tốc độ tăng trưởng data tại thị trường Việt Nam đạt 22,5% mỗi năm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp di động.
Theo MobiFone, xu hướng sắp tới sẽ miễn phí các dịch vụ truyền thống, chuyển đổi cơ cấu dịch vụ từ chú trọng dịch vụ thoại và tin nhắn truyền thống sang ưu tiên phát triển dịch vụ nội dung, dữ liệu và các dịch vụ số.
Kế hoạch năm nay, MobiFone sẽ phủ sóng 4G cả nước và thử nghiệm 5G giai đoạn đầu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh các dịch vụ Data tốc độ cao. Tập trung đầu tư phát triển các dự án công nghệ thông tin trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh như IoT, M2M, các hệ thống phân tích chuyên sâu (Big Data) bên cạnh hệ thống hỗ trợ công tác an toàn an ninh mạng, khắc phục xử lý sự cố.
MobiFone đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép triển khai thử nghiệm 5G tại thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và TP.HCM. Thời gian của giấy phép thử nghiệm từ 23/4/2019 đến 22/4/2020. MobiFone sẽ cung cấp dịch vụ thử nghiệm 5G miễn phí cho khách hàng các ứng dụng dữ liệu tốc độ siêu cao eMBB, phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí như nghe nhạc trực tuyến, video trực tuyến (HD, UHD 4K), trò chơi trực tuyến thời gian thực (AR, VR)….
Những bước điều chỉnh về mặt chiến lược của MobiFone là tín hiệu lạc quan. Thực tế, trên thị trường chứng khoán, hiện đã xuất hiện một số doanh nghiệp liên quan đến hạ tầng viễn thông như Viettel Global (VGI), Công ty công nghệ CMC (CMC) hay FPT. Giá cổ phiếu các công ty này khá ổn định, được giới đầu tư quan tâm. Nếu có thêm một tài sản chất lượng như MobiFone, họ cổ phiếu viễn thông sẽ nhận được cú hích lớn để gia tăng mức độ hấp dẫn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận