Kỳ vọng gì ở “những chú lính chì” Viettel?
Viettel đang ra sức để hoàn tất cuộc đua 5G, đây sẽ là một bước ngoặt lớn với ngành viễn thông Việt Nam trong năm 2020. Cùng Hello Stock điểm qua các sự kiện trọng tâm của Viettel về việc triển khai 5G trong năm 2019 và 2020 sắp tới.
Cuộc đua 5G
Ngày 5/4/2019, Viettel đã lắp đặt trạm 5G đầu tiên tại Việt Nam trên nóc nhà Trung tâm Viettel Quận Hoàn Kiếm.
Ngày 21.9, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã triển khai phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TP.HCM. Triển khai thử nghiệm phủ sóng 5G trên toàn bộ phường 12, quận 10 TP.HCM
Viettel được góp mặt vào top 50 nhà mạng trên thế giới triển khai thành công công nghệ 5G, sánh vai với các siêu cường quốc (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Úc, Tây Ban Nha, Nga, Thụy Điển, Na Uy)
Trong tháng 10/2019, Viettel chính thức trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm thành công dịch vụ 5G Roaming với đối tác LG Uplus - nhà mạng đứng thứ 2 của Hàn Quốc về số lượng thuê bao 5G. Với thành công này, Viettel đã chuẩn bị sẵn sàng bùng nổ Roaming 5G ngay sau khi hạ tầng 5G trong nước được cấp phép và triển khai.
Lưu ý : Chuyển vùng quốc tế (Roaming) là dịch vụ cho phép các thuê bao di động nghe gọi, nhắn tin và sử dụng data tại các quốc gia và vũng lãnh thổ có ký kết thỏa thuận chuyển vùng. Chuyển vùng quốc tế giúp cho thuê bao di động giữ được số điện thoại của mình khi đi nước ngoài.
Trong tháng 11/2019, nhà mạng nói trên đã phủ sóng thử nghiệm đầy đủ ở các khu vực được cấp phép tại TP.HCM. Theo kế hoạch, vào tháng 12, đơn vị này sẽ hoàn thiện toàn bộ khu vực thử nghiệm tại Hà Nội, bao gồm 10 trạm phát sóng 5G tại quận Ba Đình.
Dự kiến năm 2020 Viettel kế hoạch thương mại hóa 5G, đưa Việt Nam trở thành 1 trong những quốc gia đi đầu trong việc triển khai 5G
17/01/2020, Viettel thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị tự sản xuất. Đại diện của tập đoàn Viettel cho biết, trên thế giới chỉ có 5 công ty sản xuất thành công các thiết bị mạng dành cho 5G , bao gồm : Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Với việc trở thành nhà cung cấp thứ 6, Viettel mong muốn lộ trình 2020 – 2021 sẽ biến Việt Nam trở thành nền kinh tế số.
Việt Nam sẽ đưa vào sử dụng hạ tầng 5G hiện đại nhất tại trường đua F1. Công việc này dự kiến sẽ được thực hiện vào tháng 4/2020.
Với việc đặt mục tiêu thương mại trong năm 2020, Viettel sẽ nhanh chóng phủ sóng mạng 5G tại Việt Nam trước khi mang ra khu vực. Đây sẽ là một cột mốc rất quan trọng của Viettel trong năm 2020.
Viettel đã chiếm thị trường bằng cách nào ?
1/ Bước ngoặt Việt Nam
Khoảng 30 năm về trước, tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
10 năm sau họ đã xây dựng xong trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung lượng 2.5 Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang, mở đầu tiền đề cho một trang lịch sử đầy hào hùng.
Năm 2000, Viettel chính thức phá thế độc quyền của VNPT khi tham gia vào thị trường viễn thông. Năm 2003, Viettel đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, phổ cập điện thoại bàn ( cố định ) lúc bấy giờ. Năm 2004, ra mắt đầu số 098, bắt đầu cuộc chinh phục thuê bao. Vào lúc này,thị trường hầu như chỉ có Mobifone và Vinaphone là quen thuộc với người dân Việt Nam, Viettel khó có cơ hội cạnh tranh với 2 ông lớn nếu như không có chiến lược đúng đắn.Viettel đã khai thác phần còn lại của dân số Việt thay vì tập trung vào các đô thị như 2 ông lớn còn lại làm.
Nếu chỉ cạnh tranh theo chiến lược của 2 ông lớn đi trước, Viettel khó mà có được vị trí vững vàng như ngày hôm nay. Việc chiếm được số lượng thuê bao được đánh giá là quan trọng
Với chiến lược “lấy nông thôn vây thành thị”, thách thức lớn của Viettel là làm cách nào để hạ thấp giá cước viễn thông để những người có thu nhập thấp vẫn có thể sử dụng dịch vụ. Và họ đã thành công bằng chính con đường và lối đi của riêng mình, cho đến nay, Viettel được xem là nhà mạng lớn nhất, đứng số 1 trên thị trường viễn thông Việt Nam và phủ sóng rộng khắp cả nước.
Đây là cách làm mà Viettel nói chung và VGI nói riêng chiếm lĩnh được các thị trường quốc tế và tạo tiếng vang trên khắp thế giới.
2/ Vươn tầm thế giới
Trong khi ngành viễn thông thế giới đã bước vào thời kỳ bão hòa với tốc độ tăng trưởng doanh thu chỉ 3- 4% và lợi nhuận giảm 1,6%.Xu hướng chung của ngành này là lợi nhuận sẽ khó tăng trưởng do thị trường đã ở giai đoạn bão hòa. thì Tập đoàn Viettel vẫn có những con số ấn tượng, đặc biệt là đầu tư ra nước ngoài. Vậy lí do tại sao Viettel Global lại phát triển như vây?
Câu trả lời nằm ở chỗ tập đoàn Viettel nhận ra rằng số lượng thuê bao sẽ bị cạn kiệt nếu như không mở rộng phạm vi phát triển ra khỏi đất nước hay nói chính xác hơn là vươn tầm châu lục và thế giới. Nhận ra điều này từ 10/ 2007, Công ty CP Đầu tư Viettel Global chính thức được thành lập.
9 thương hiệu, 9 quốc gia khác nhau và câu chuyện chinh phục thị phần là công cuộc cách mạng mà VGI đang thể hiện rất tốt trong sứ mạng toàn cầu của mình, số liệu được thể hiện qua bản thống kê bên dưới
3/ Mytel – Thương vụ lịch sử
Điểm nhấn MYTEL
Vào năm 2018, khi các nhà mạng ở Myanmar đã bão hòa với số lượng nhất định, Viettel chính thức gõ cửa đát nước 60 triệu dân với thương hiệu Mytel. Nhận thấy tiềm năng rất lớn về nhu cấu sử dụng điện thoại và dung lượng internet tại đây, Mytel đã định hướng mạnh về cơ sở hạ tầng và sản phẩm thuê bao 4G trị giá 1.5 tỷ USD ra mắt vào tháng 6/2018 đã trở thành thương vụ lịch sử với nhiều thành tích nổi bật
- Đạt 5,5 triệu thuê bao sau 1 năm, trở thành nhà mạng lớn thứ 3 tại Myanmar
- 7000 trạm 2G/4G và 30.000 km cáp quang
- Sử dụng hệ thống truyền dẫn Viba
- Thử nghiệm hệ thống 5G tại Myanmar vào 8/2019
Myanmar là thị trường thứ 10 nhưng là thị trường có quy mô nhất. VGI đã đạt 5.5triệu thuê bao trong 5 tháng đầu 2019, vượt kế hoạch so với mục tiêu 10 triệu thuê bao cả năm. Việc triển khai 5G tại Myanmar sẽ là một bước đệm lớn để VGI thâu tóm thị trường béo bở này
Những thành công vang dội của VGI là thế, nhưng luôn tiềm ẩn đầy rủi ro và thách thức. Viettel và VGI đã giải quyết những khó khăn và thách thức ấy như thế nào ? Liệu chiến lược của VGI có đúng đắn không ? Mời quý nhà đầu tư cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo : Thách thức – Cơ hội.
Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Hello Stock. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ qua email : thien.nm@kisvn.vn hoặc Hotline: 0708608908. Để tham gia room tư vấn miễn phí, vui lòng truy cập tại đây. Để mở tài khoản giao dịch chứng khoán, vui lòng truy cập tại đây. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận