Kỳ vọng biên lợi nhuận cải thiện trong quý 2/2023, nhóm thép “nổi sóng” bất chấp giá thép giảm lần thứ 5 liên tiếp
VND ước tính biên lãi của đại diện ngành là Tập đoàn Hòa Phát (HPG) trong tháng 4 đang cao hơn 1,5 điểm % so với trung bình quý 1, bất chấp việc giá bán thép đầu ra giảm.
Theo báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán VNDIRECT (VND) nhận định nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2023.
Theo VND, nhu cầu thép của Việt Nam phụ thuộc vào triển vọng được cải thiện của thị trường bất động sản (BĐS) dân dụng (ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu ngành thép Việt Nam khi chiếm khoảng 60 - 65% nhu cầu toàn ngành và ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hàng thép thành phẩm).
Ở một góc nhìn tích cực, thời gian gần đây, các tín hiệu khả hơn đối với ngành BĐS đã dần xuất hiện. Hàng loạt chính sách nhằm tháo gỡ thị trường BĐS được ban hành kể từ đầu năm 2023 như Nghị định 08/2023 về trái phiếu doanh nghiệp, Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ thị trường BĐS, Quyết định 388 về đề án phát triển nhà ở xã hội và mới đây nhất là NĐ10 tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý.
VNDIRECT nhận định giá bán đầu ra giảm chậm hơn so với đầu vào sẽ giúp biên lãi của các công ty thép được cải thiện trong tháng 4/2023.
Theo diễn biến của giá hàng hóa giao ngay (bao gồm giá thép, quặng sắt, than cốc và thép phế), các chuyên gia ước tính biên lãi của đại diện ngành là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) trong tháng 4 đang cao hơn 1,5 điểm % so với trung bình quý 1, bất chấp việc giá bán thép đầu ra giảm.
Cổ phiếu thép tích cực trong phiên sáng 12/5
Nhóm phân tích kỳ vọng biên lãi gộp của các doanh nghiệp trong quý 2 sẽ tiếp tục được cải thiện so với quý trước. Với kỳ vọng kết quả khởi sắc, thép trở thành nhóm hút mạnh dòng tiền trên thị trường trong 2 phiên gần nhất bất chấp giá thép sụt giảm. Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), trong phiên giao dịch ngày 10/5, giá thép xây dựng trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm sau 2 tuần đi ngang. Cụ thể, thép thanh D10 CB300 đồng loạt giảm khoảng 100 đồng/kg trên phạm vi toàn quốc, dao động trong khoảng 15.150 - 15.290 đồng/kg. Trong khi đó, thép cuộn CB240 duy trì ổn định quanh mức 14.820 - 14.900 đồng/kg.
Mở phiên sáng nay 12/5, sự tích cực lan toả toàn ngành trong đó SMC tăng kịch trần; TVN và TLH tăng quanh ngưỡng 7%; POM, VGS, TIS cùng tăng trên 4%; các mã lớn như HPG, HSG, NKG tăng dưới 1,6% biên độ. Phiên trước đó, 11/5, HPG là cổ phiếu “HOT” nhất của khối tự doanh với 943.600 cổ phiếu mua vào và 321.500 cổ phiếu bán ra. Tổng giá trị chứng khoán mua vào 20,5 tỷ đồng và giá trị bán ra xấp xỉ 7 tỷ đồng.
Nguồn: VND
Mặc dù vậy, VND cho biết nhu cầu thép được dự báo vẫn sẽ yếu trong các tháng tới, biên lãi của các công ty trong ngành có thể vẫn sẽ gặp nhiều biến động, đặc biệt là nhóm công ty nhỏ với kỹ năng quản lý hàng tồn kho hạn chế hơn.
VNDIRECT dự báo tổng nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023. Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng - tôn mạ của Việt Nam trong năm 2023 sẽ giảm lần lượt 9,2% - 7,0% so với cùng kỳ (svck) xuống mức 9,5 triệu tấn – 3,9 triệu tấn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận