Kinh tế tháng 11 và bình quân 11T/2023: Sản xuất CN tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng
Bán lẻ tiêu dùng cũng được cải thiện
I. KHU VỰC SẢN XUẤT
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số IIP tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu tiêu dùng đang có xu hướng gia tăng vào dịp cuối năm và tết Dương lịch nó đã thúc đẩy các DN sản xuất tăng cường chuẩn bị hàng hóa phục vụ, nên sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục xu hướng tích cực.
Tuy nhiên khi nhìn vào con số bình quân 11 tháng – có thể nói là con số đại diện cho cả năm thì khu vực sản xuất công nghiệp chỉ tăng có 1% rất là thấp. Tốc độ tăng chỉ số IIP 11 tháng của các năm 2019-2023 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 9,3%; 3%; 4,2%; 8,4% và 1%
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11/2023 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là con số rất ấn tượng khi Tổng mức bán lẻ lần đầu tăng trưởng trên 10% trong 6 tháng trở lại đây. Có thể thấy Hoạt động thương mại dịch vụ tháng 11 diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ cho các ngày lễ lớn cuối năm và chào mừng năm mới 2024.
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 587,68 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ 2022, trong đó:
· xuất khẩu giảm 6,4%
· nhập khẩu giảm 11,7%
· cán cân thương mại hàng hóa
xuất siêu 24,44 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 8,1 tỷ USD)
· Dòng USD vào quốc gia vẫn ổn định thông qua kênh xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, khi bóc tách vào trong số liệu thì thấy khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,05 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 43,49 tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước (đây là mức lạm phát của VN nếu tính theo cách của thế giới)
Bình quân 11 tháng năm 2023, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước (đây là lạm phát tính theo cách của Chính phủ VN)
Lạm phát cơ bản tăng 4,27%.
Trên thế giới, DXY có xu hướng giảm khi chỉ số CPI tháng 10/2023 của Mỹ cũng như chỉ số giá sản xuất (PPI) ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020 do giá năng lượng suy yếu. Đồng bạc xanh đã ghi nhận mức giảm mạnh so với các loại tiền tệ chính khác khi lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu đang suy yếu. Đồng thời việc FED ngừng tăng lãi suất cũng khiến giá USD khó hồi phục. Tính đến ngày 25/11/2023, chỉ số DXY trên thị trường quốc tế đạt mức 105,05 điểm, giảm 0,91% so với tháng trước.
Trong nước, USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 24.605 VND/USD.
Tính chung 11 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 549,1 nghìn tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 74,9% và tăng 20,9%).
VI. DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP FDI
– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11/2023 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2023 ước đạt 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Với việc không gian nới lỏng tiền tệ không còn dồi dào, mặt khác lạm phát và tỷ giá diễn biến ổn định, thì chính sách tiền tệ như hiện tại sẽ đc duy trì trong thời gian tiếp theo => không có yếu tố nới lỏng thêm, cũng ko đảo chiều thắt chặt. Thì động lực để thị trường chứng khoán có thể tăng phải đến từ sự tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận