Tìm mã CK, công ty, tin tức


Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết đất nước đang bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới
Kỷ nguyên mới đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải chuẩn bị cho những thay đổi chưa từng thấy từ trước tới nay. Những cải cách đang được thực thi bắt đầu từ cuối năm 2024, bao gồm thực hiện tinh gọn bộ máy Chính phủ, quyết tâm đẩy nhanh đầu tư công vào hạ tầng, và giải quyết những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực bất động sản, nếu thành công, đây sẽ là ba yếu tố trong nước có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng 2025.
Thị trường vốn
Đất nước đang cần vốn cho kế hoạch phát triển tổng thể trong 5 năm tới và những yếu tố này đang định hình nền tảng cho thị trường chứng khoán đạt được mức tăng trong năm 2025.
Nhìn lại 2024
Khối ngoại bán ròng mạnh trong năm 2024, giá trị bán ròng của NĐTNN lên tới gần 4 tỷ USD, khi dòng tiền dịch chuyển vào các tài sản khác như chứng khoán Mỹ hay vàng. Câu chuyện về lãi suất ở mức cao duy trì ở thời gian dài trở thành chủ đề chính của năm, bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ lãi suất tổng cộng 100 điểm cơ bản trong năm 2024. Điều này gây bất lợi cho các thị trường mới nổi nói chung và Việt Nam nói riêng. Năm 2025, mặc dù triển vọng dòng vốn vào ròng không mấy lạc quan với kỳ vọng tốc độ hạ lãi suất chậm của Fed, chính sách khó đoán định dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump hoặc tiềm ẩn suy thoái kinh tế, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại thị trường Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015 giúp cho triển vọng dòng vốn rút ròng có thể được hạn chế.
Bước sang 2025
Chính Phủ đang từng bước đưa ra những chính sách mới hỗ trợ ngành chứng khoán với mục tiêu phát triển thị trường vốn trong trung và dài hạn, bên cạnh những nỗ lực để Việt Nam được FTSE và MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi => Động lực thúc đẩy ngành chứng khoán tiếp tục phát triển.
Trong đó, việc sửa đổi luật Luật Chứng khoán và Nghị định 155/2020 sẽ tạo tiền đề cho quy định về cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) được áp dụng. Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định 155 sửa đổi có thể sẽ loại bỏ điều khoản cho phép công ty đại chúng tự quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa (FOL) thấp hơn tỷ lệ quy định => Điều này sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư hấp dẫn cho các cổ phiếu có tỷ lệ FOL thấp và giải quyết tiêu chí chưa đạt để nâng hạng thị trường từ MSCI.
Về thủ tục niêm yết, Bộ Tài chính cho phép tích hợp quy trình IPO và niêm yết, nếu công ty thỏa mãn điều kiện về vốn điều lệ và tình hình tài chính. => Hoạt động IPO có thể sẽ bắt đầu sôi động trở lại vào năm 2025.
Về trung và dài hạn, việc triển khai hệ thống KRX (khả năng trong 2025) có thể tạo cơ chế cho việc triển khai các sản phẩm mới và thu hút sự quan tâm của các bên tham gia thị trường như bán khống, giao dịch trong ngày và hợp đồng quyền chọn hay mở rộng ra nhiều sản phẩm giao dịch khác như giao dịch hàng hóa, tiền điện tử, hoặc đầu tư vào thị trường nước ngoài.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường