KIDO toan tính gì khi lại bán vốn?
Công ty CP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) lại bán vốn cho đối tác ngoại nhằm tăng nguồn lực tài chính và đưa hàng ra thị trường quốc tế.
Lãi ròng và biên lãi gộp của KIDO.
Tại ĐHCĐ bất thường vừa qua, Tổng giám đốc KIDO Trần Lệ Nguyên tiết lộ sẽ bán lại 22,5 triệu cổ phiếu quỹ cho một tập đoàn đa quốc gia và tập đoàn này sẽ gắn bó lâu dài với KIDO.
Bán cổ phiếu quỹ
Một trong những điều mà các doanh nghiệp thường lấy làm “ngưỡng mộ” các doanh nghiệp khác trong giai đoạn hiện nay, đó là huy động được vốn cổ phần và vay mượn được trên thị trường nợ nước ngoài.
Các trường hợp như Masan, Vinfast, Novaland (không thuộc nhóm ngân hàng) vẫn đang huy động được vốn ngoại và tiến tới IPO, vì vậy, nhìn ở khía cạnh lo ngại là sự “nặng nợ”, nhưng ở khía cạnh là giá trị của tín nhiệm.
Chính vì lẽ đó nên khi KIDO lên kế hoạch bán toàn bộ cổ phiếu cho đối tác ngoại, cũng đã xuất hiện các quan điểm nhìn nhận khác nhau. Có người “ngả mũ” thán phục vì tầm nhìn của Chủ tịch KIDO Trần Lệ Nguyên, một nhà điều hành lão luyện và đầy kinh nghiệm trong bán vốn, M&A. Thương vụ kinh điển của KIDO là bán đứt mảng bánh kẹo cho công ty ngoại, và 5 năm sau trở lại với một hệ sinh thái gần như chi phối ngành dầu ăn, tấn công bán lẻ, cho thấy nhờ nguồn vốn huy động đúng thời điểm, KIDO đã tạo ra sự đột phá.
22,5 triệu là số cổ phiếu quỹ mà KIDO dự kiến sẽ bán cho một tập đoàn đa quốc gia nhằm bổ sung vốn kinh doanh.
Tại thời điểm này, khi “tiền là vua”, việc dự kiến bán hơn 22 triệu cổ phiếu quỹ cho một công ty nước ngoài chuyên hàng tiêu dùng nhằm giúp doanh nghiệp đưa hàng ra thị trường quốc tế của KIDO, theo đó được kỳ vọng rất cao. Đây cũng là một “gợi ý” cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính nhưng thị giá cổ phiếu trên thị trường sụt giảm, doanh nghiệp không dám mua vào làm quỹ.
Chiến lược đầu tư - thoái vốn
Hiện Chủ tịch KIDO chưa thông báo chi tiết hơn nữa về đối tác ngoại dự kiến, và kế hoạch mở rộng thị trường nước ngoài ra sao. Song giới chuyên môn cho rằng nếu nhìn vào lịch sử KIDO, có thể đoán chắc không có “nước cờ” nào mà KIDO không tính đường lùi. Cơ hội để thúc đẩy bán vốn hôm nay khi ôm mua cổ phiếu quỹ và mở ra con đường kinh doanh, cũng không có nghĩa, chưa hẳn ngày mai KIDO sẽ mãi đi theo con đường đó.
Thương vụ kinh điển của KIDO là bán đứt mảng bánh kẹo cho công ty ngoại, và 5 năm sau trở lại với một hệ sinh thái gần như chi phối ngành dầu ăn, tấn công bán lẻ, cho thấy KIDO đã tạo ra sự đột phá.
Hai trong những ví dụ điển hình là sự hợp tác của KIDO với Vinamilk trong liên doanh đồ uống, nước giải khát. Theo đó, liên doanh Vibev được kí kết năm 2020, trong đó tỷ lệ góp vốn của Vinamilk là 51%, còn KIDO là 49%. Lĩnh vực liên doanh của hai bên là sản xuất kinh doanh nước giải khát, sản xuất và kinh doanh các loại kem và thực phẩm đông lạnh, mục tiêu hướng đến tận dụng lợi thế của 2 bên. Tuy nhiên, KIDO hiện đã rút chân khỏi mảng này.
Tương tự, chuỗi Chuk Tea & Coffee (tiền thân là Chuk Chuk) thuộc Công ty CP Đầu tư thương mại TTV, trong đó KIDO nắm giữ 61%, cũng được KIDO tuyên bố rút vốn.
Dù TTV đã mở được 47 cửa hàng tại TP. HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng KIDO vẫn rút vốn. Điều này một mặt cho thấy việc mở rộng thị phần bán lẻ không hề “dễ ăn”, mặt khác quá trình “thử thị trường” đã khiến KIDO muốn nhắm đến mục tiêu khác.
COVID-19 và hậu phục hồi đã, đang thay đổi mọi hành vi, thậm chí chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nỗ lực giữ “lõi” với kết quả không hoàn toàn đột phá, KIDO, với những nhà điều hành tài ba, rõ ràng khó có thể ngồi yên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận