24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thạch Thảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Kịch bản nào vực dậy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long?

Theo kết quả nghiên cứu trong báo cáo kinh tế thường niên công bố mới đây, khu vực ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng giảm sâu từ 7,14% trong năm 2019 xuống còn 2,42% trong năm 2020 - thấp hơn đáng kể so với bình quân 2,9% của cả nước, năm 2021 rơi tiếp xuống -0,43%. 

Chiều 16/11, UBND TP. Cần Thơ phối hợp cùng các tỉnh trong Mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp), TP.HCM, và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Mekong Connect năm 2022.

Mekong Connect năm 2022 với chủ đề “Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững”. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 23 và 24/11, tại TP.Cần Thơ.

Diễn đàn diễn ra với nhiều nội dung nổi bật được lãnh đạo Mạng lưới liên kết ABCD Mekong, lãnh đạo TP.HCM, cùng Hội Doanh nghiệp HVNCLC đưa ra, nhằm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh liên kết, tích hợp các nguồn lực để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Cụ thể, diễn đàn Mekong Connect năm nay bàn về nhiều nội dung như: Nâng chất liên kết - tích hợp; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo từ cuộc chuyển đổi số; Viện trường và nguồn nhân lực cho kinh tế nông nghiệp; Kinh tế biên mậu; Kinh tế tuần hoàn; Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững và chú trọng chế biến nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.

Theo kết quả nghiên cứu trong báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL công bố mới đây, khu vực này có tốc độ tăng trưởng giảm sâu từ 7,14% trong năm 2019 xuống còn 2,42% trong năm 2020 - thấp hơn đáng kể so với bình quân 2,9% của cả nước. Đến năm 2021 rơi tiếp xuống -0,43%, thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế bình quân cả nước (+2,26%). Trong đó, năm 2021, cả nước có 9 địa phương tăng trưởng âm, riêng ĐBSCL chiếm tới 6. Điểm sáng trong phát triển đến từ khu vực nông nghiệp của ĐBSCL, có mức tăng trưởng mạnh (3,4%), cao so với mặt bằng chung của cả nước.

Kịch bản nào vực dậy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long?
Toàn cảnh cuộc họp báo.

Trong đó, xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam. Dù vậy, theo các chuyên gia, ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế vùng ĐBSCL vì khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tới hơn 70% GRDP của vùng đều tăng trưởng âm. Do đó, những nội dung được bàn đến trong Mekong Connect 2022 đưa ra được nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đặc biệt quan tâm, nhằm đưa kinh tế của địa phương và toàn vùng có động lực mới, bứt phá trong giai đoạn mới sau đại dịch COVID-19, theo tinh thần các nghị quyết của Đảng và Nhà nước mà trọng tâm là quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL 2021 – 2030, tầm nhìn 2050.

Kịch bản nào vực dậy tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long?
Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ phát biểu

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết, điểm sáng lớn nhất của ĐBSCL trong hai năm 2020-2021 là nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho cả nước. Trong dài hạn, tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế không đến từ nông nghiệp mà đến từ sự chuyển đổi cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, nhận diện rõ nét và từng bước tháo gỡ những nút thắt cản trở sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của ĐBSCL là điều kiện cần thiết để có thể phát triển vùng đất này.

Đồng thời, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây như một cơ chế có tính pháp lý, có tiềm năng tạo ra và thúc đẩy hợp tác, liên kết vùng. Bản quy hoạch này sẽ tác động một cách toàn diện đến nền kinh tế của vùng, đặc biệt đối với chuyển đổi nông nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics. Để có thể triển khai những định hướng mới của quy hoạch tích hợp, đòi hỏi nhiều điều kiện có tính tiền đề, trong đó quan trọng nhất là phải thay đổi cơ bản về tư duy và tầm nhìn phát triển; phải xây dựng được thể chế quản trị và liên kết vùng thực chất, có hiệu lực.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, những nội dung được lựa chọn trong Diễn đàn Mekong Connect 2022 được nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đặc biệt quan tâm, nhằm đưa kinh tế tạo động lực mới, bứt phá trong giai đoạn mới sau đại dịch COVID-19 của các địa phương và toàn vùng, theo tinh thần các nghị quyết của Đảng và Nhà nước mà trọng tâm là quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC cho biết: “Trước sự kiện chính của Mekong Connect năm nay, chúng tôi liên tục tổ chức những cuộc tọa đàm, hội thảo, trong đó nổi bật là: Tọa đàm về “Phá vỡ bí ẩn kinh tế tuần hoàn”, hay hội thảo bàn về “Ổn định chất lượng, gia tăng giá trị nông sản thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn” để nâng chất lượng hoạt động các hợp tác xã.

Tại những cuộc trên giới thiệu những mô hình thành công trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững. Đây là những mô hình mà các doanh nghiệp, nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp của đồng bằng có thể học hỏi để phát triển trong tương lai. Thực tế, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trên thế giới đã chuyển qua dùng những nguyên liệu từ giấy, gỗ để thay cho những phần sử dụng nhựa của sản phẩm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả