Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu
Kinhtedothi - Chỉ trong một tuần, các sự kiện liên quan đến ngân hàng liên tục diễn ra, từ SVB, Signature và First Republic đến những ngân hàng Châu Âu. Đây là những hậu quả khôn lường khi Fed liên tục tăng lãi suất.
Điều gì đã diễn ra?
10/3: Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên Bang Hoa Kỳ (FDIC) đã hoàn toàn kiểm soát SVB. Đây là ngân hàng lớn nhất bị sụp đổ tại Mỹ từ 2008. Ngân hàng SVB đã sụp đổ sau 48h không kêu gọi được được tiền để lấp hàng tỷ đô la tiền bị mất khi đầu tư trái phiếu Hoa Kỳ.
12/3: FDIC đóng cửa ngân hàng Signature sau khi sau khi khách hàng của ngân hàng này đã rút hết tiền gửi vào do sự cố SVB. Cả hai ngân hàng đều có tỷ lệ tiền gửi không được bảo vệ cao bất thường do hoạt động kinh doanh của họ.
15/3: Sau khi nhìn thấy cổ phiếu Credit Suisse lao dốc 30%, Thuỵ Sĩ đã thông báo hỗ trợ ngân hàng lớn thứ 2 của mình. Tuy nhiên những hành động đó chỉ có thể trấn an nhà đầu tư trong và ngoài nước một cách tạm thời. Về lâu dài, các nhà đầu tư vẫn lo sợ sự suy thoái nghiêm trọng trong ngành ngân hàng.
16/3: Ngân hàng First Republic cũng gặp vấn đề khách hàng rút tiền quá nhiều dẫn đến sự hoảng loạn. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Jamie Dimon - giám đốc điều hành của ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ, đã có vạch ra kế hoạch giải cứu ngân hàng tư nhân, các ngân hàng khác của Mỹ sẽ gửi hàng chục tỷ đô la vào First Republic để làm giảm sự căng thẳng.
Giải cứu các ngân hàng
Gần 200 tỷ đô la đã được ngân hàng trung ương giúp đỡ. Fed đã đảm bảo tất cả những người cần rút tiền tại ngân hàng Silicon Valley và Signature, gần 140 tỷ đô la. Ngân hàng trung ương Thuỵ Sỹ cũng cho ngân hàng Credit Suisse một khoản vay gấp 54 tỷ đô la.
Fed cũng đã đồng ý cho các ngân hàng vay gần 153 tỷ đô la, nhiều hơn cả thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008.
Với chiến dịch mới của Fed, cho vay gần 12 tỷ đô la để ngân hàng có thể khoản vay gấp để tránh tình trạng sụp đổ.
Tổng số tiền 318 tỷ đô la mà Fed cho ngân hàng vay chỉ bằng một nửa số tiền được cho ra thị trường trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các ngân hàng JP Morgan Chase, Bank of America và Citigroup cũng nằm trong 11 công ty cho vay cung cấp 30 tỷ đô la vào ngân hàng First Republic.
HSBC đã mua lại ngân hàng SVB chi nhánh Anh với giá 1 bảng Anh và cam kết hơn 2 tỷ đô la vào ngân hàng.
Tiền của người dân đang được an toàn
Nếu trong tài khoản ít hơn 250.000 đô la tại ngân hàng Hoa Kỳ thì sẽ được FDIC bảo hiểm và không có gì lo lắng. Tài khoản chung được bảo hiểm 500.000 đô la.
Các nước Châu Âu cũng được bảo hiểm. Ở Thuỵ Sĩ, được bảo hiểm 100.000 franc Thuỵ Sỹ ($108.000) mỗi người đến gửi tiền.
Khách hàng của các ngân hàng sụp đổ ở Liên minh Châu Âu được hứa trả lại 100.000 euro (105.431 đô la), tài khoản chung được đảm bảo lên đến 200.000 euro (210.956 đô la)
Tại Anh, 85.000 bảng anh (102.484 đô la) được đảm bảo cho mỗi tài khoản gửi, với tài khoản chung là 170.000 bảng Anh (204.967 đô la).
Vay ngân hàng sẽ càng khó hơn
Ngân hàng đang gặp vấn đề về tài chính sẽ khó cho các doanh nghiệp và người mua nhà vay tiền hơn.
Christine Lagarde, chủ tịch ngân hàng Trung Ương Châu Âu đã nói rằng “Những căng thẳng thị trường gia tăng liên tục có thể hạn chế các điều kiện tín dụng vốn đã thắt chặt để đối phó với việc tăng lãi suất.”
Có khả năng có một cuộc suy thoái
Goldman Sachs nhận định sự căng thẳng trong ngân hàng sẽ làm tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ trong vòng 12 tháng tới. Ngân hàng cho rằng kinh tế Mỹ có 35% khả năng bước vào suy thoái trong vòng một năm tới.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc cũng tăng trưởng bất chấp các biện pháp phong toả hà khắc do Covid-19.
Ngân hàng trung ương Trung ương Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm số tiền dự trữ mà ngân hàng cần có để giữ dòng tiền trong nền kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận