Không phải ngày bùng nổ theo đà nào cũng thành công – Ngày bùng nổ theo đà (FTD) là gì? Cách xác định
Tuần qua có phiên giao dịch đáng chú ý, ngày 2/11, khắp các diễn đàn, các room chứng khoán, youtube… đều nói về ngày bùng nổ theo đà (FTD).
Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một khái niệm là ngày Bùng Nổ Theo Đà, vì đây là một trong những dấu hiệu cho thấy thị trường đã tạo đáy.
Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu Ngày Bùng nổ theo đà (FTD) là ngày gì? Và cách áp dụng FTD trong giao dịch đầu tư chứng khoán như thế nào? Để cùng xác định liệu phiên giao dịch ngày 2/11 vừa qua có đúng là Ngày Bùng nổ theo đà (FTD) qua bài viết dưới đây:
Ngày bùng nổ theo đà là gì?
FTD là từ viết tắt của từ “Follow Through Day” có nghĩa là ngày bùng nổ theo đà. Đây chính là một trong những công cụ quan trọng xác nhận đáy của William O’Neil đã được trình bày trong bộ sách “Làm giàu từ chứng khoán"
Theo William O’Neil, khi thị trường đang ở trong xu hướng giảm, để xác nhận thị trường ngừng rơi và cho sóng tăng trở lại, chúng ta sẽ đợi tín hiệu Bùng nổ theo đà, bởi không một xu hướng tăng nào bắt đầu mà không có sự xuất hiện của Ngày bùng nổ theo đà.
Ngày bùng nổ theo đà đánh dấu sự bắt đầu của một xu hướng mới. Đây là một khái niệm dùng để nhận diện thị trường chuyển từ giai đoạn giảm giá sang giai đoạn tăng giá.
Các tiêu chí đạt ngày bùng nổ theo đà (FTD)
1. Ngày 1: Đà rơi của thị trường chững lại và thị trường xuất hiện phiên tăng giá đầu tiên
2. Ngày 2 và ngày 3: Giá phải duy trì trên đáy vừa thiết lập. Trong trường hợp chỉ số thủng đáy mới của phiên nỗ lực hồi phục, mẫu hình không còn giá trị
3. FTD Thường xuất hiện ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, có thể muộn hơn kể từ phiên nỗ lực hồi phục. Một vài trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện sớm vào ngày thứ 3 của đợt nỗ lực hồi phục nhưng đòi hỏi mức tăng giá phải từ 3%-4% trở lên đi kèm KLGD lớn và phiên giao dịch phải đem lại cảm giác tăng giá bùng nổ cho toàn bộ thị trường chung.
4. Phiên FTD phải là một phiên bùng nổ, mạnh mẽ, dòng tiền lan tỏa khắp các mã và nhóm ngành.
5. Trước phiên bùng nổ thường là một phiên test cung với volume thấp.
6. Chỉ số thị trường chung tăng mạnh ở mức 1.7% đến 2% cùng khối lượng lớn hơn nhiều phiên trước đó và giá trị giao dịch toàn sàn tăng mạnh.
Với các tiêu chí trên, chúng ta cùng phân tích VNINDEX liệu ngày 2/11 vừa qua có đúng là ngày bùng nổ theo đà:
Phiên 2/11 xuất hiện vào ngày thứ 2 sau phiên nỗ lực hồi phục (1/11). Vậy, phiên 2/11 không thỏa mãn tiêu chí về thời gian xuất hiện (tiêu chí số 3).
Dựa vào những tiêu chí vừa nêu và những lưu ý dưới đây, chúng ta có thể dễ dàng xác định ngày bùng nổ theo đà chính xác:
Lưu ý về ngày bùng nổ theo đà (FTD)?
Dựa vào thống kê có thể xác định được ngày bùng nổ theo đà FTD liệu có thành công hay không, do vậy cần lưu ý:
Ngày phân phối xảy ra sau phiên bùng nổ theo đà:
– Từ 1-2 ngày sau phiên bùng nổ thì xác suất thất bại lên tới 95%.
– Xác suất thất bại vẫn là 70% nếu như ngày phân phối xảy ra trong ngày thứ 3.
– Xác suất thất bại sẽ là 30% nếu như ngày phân phối xảy ra từ ngày thứ 4 -5
Một số sai lầm thường gặp với ngày bùng nổ theo đà:
Được sử dụng khá nhiều, nhưng cho đến nay khái niệm bùng nổ theo đà vấn đề phức tạp đối với những nhà đầu tư từ đó dẫn đến nhiều sai lầm như sau:
Tham gia quá sớm
Nhiều người sợ “lỡ tàu” lập tức nhảy vào mua những cổ phiếu không đáp ứng được các tiêu chí cơ bản và kỹ thuật.
Lưu ý: Xu hướng tăng thực sự không kết thúc trong vài phiên mà kéo dài vài tuần thậm chí vài tháng nên khi xu hướng tăng xảy ra chúng ta sẽ có nhiều thời gian và cơ hội.
Do đó, chúng ta không cần vội vã mà phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn những cổ phiếu có cơ sở tích lũy tốt và những phiên bứt phá thực sự chất lượng.
Giải ngân tỷ trọng quá cao cùng 1 lúc (All in)
Nhiều nhà đầu tư muốn tận dụng sự gia tăng bằng cách giải ngân toàn bộ số tiền họ nắm giữ trong vài ngày đầu tiên sau phiên bùng nổ theo đà.
Lưu ý: Ngày bùng nổ theo đà thường có rất nhiều ngày bị kéo theo và có khả năng thất bại. Do đó, giải ngân tất cả tiền mặt cùng một lúc là rất rủi ro.
Rủi ro này có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng hình thức giải ngân từng phần.
Cho rằng ngày bùng nổ theo đà chắc chắn thành công
Một ngày bùng nổ theo đà chỉ là một dấu hiệu cho thấy thị trường chung đã phục hồi. Nhưng không phải ngày bùng nổ nào cũng thành công như số liệu thống kê ở trên chỉ ra. Theo thống kê có hơn 30% số lần FTD thất bại và thị trường tiếp tục quá trình giảm điểm sau đó.
Kết luận:
Hiểu được khái niệm và cách xác định ngày bùng nổ theo đà chúng ta sẽ tránh được tối thiểu việc mắc sai lầm.
Chính vì vậy, ngoài việc nhận diện được ngày bùng nổ theo đà, nhà đầu tư cần cân nhắc quan sát và chọn lọc để giải ngân khi các cổ phiếu thoả mãn tiêu chí: Về nền tảng cơ bản, tăng trưởng doanh số (FA), đáp ứng tiêu chí về yếu tố kỹ thuật (TA) và các yếu tố Nhóm ngành, yếu tố vĩ mô thuận lợi..
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận