Không phải chim sẻ, thịt lợn xứng đáng là đại bàng của kinh tế
Sản xuất thịt lợn của Việt Nam trong nhiều năm liền vẫn đáp ứng nhu cầu. Nước lớn như Trung Quốc năm 2019 nhập khẩu ~2,5 triệu tấn. Nhật Bản nhập ~1,5 triệu tấn. Hàn Quốc, Philippines cũng là những nước có nhập khẩu.
Năm 2019 quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới là TQ ~45 triệu tấn, bình quân 32kg/người. Việt Nam tiêu thụ 2,4 triệu tấn (25kg/người). Các nước khác như Nga 23kg/người, Nhật Bản 21kg/người.
Xuất khẩu nhiều như Liên minh châu Âu khoảng 3,5 triệu tấn. Mỹ, Canada, Brazil, Mexico, Chile là những nước xuất khẩu đáng kể. Nga là nước mà hồi đầu năm 2020 ta có ý định nhập thì năm 2019 cũng chỉ xuất khẩu 68 nghìn tấn.
Để đáp ứng sản xuất, nếu lợn thịt trung bình 100kg hơi một con, thì Việt Nam với nhu cầu khoảng 2,5 triệu tấn thịt tương đương 4,2 triệu tấn lợn hơi. Để có sản lượng này, cần 42 triệu con giống. Lượng thức ăn sẽ là 220kg x 42 triệu = 9,24 triệu tấn (12.000 đ/kg ~4,5 tỷ USD).
Năm 2019 ta nhập khẩu 3,7 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chế biến thức ăn. Ngoài ra, ta còn nhập 0,7 tỷ USD đậu tương, 2,3 tỷ USD ngô. Một nước nông nghiệp như ta mà không đủ thức ăn chăn nuôi gia súc, không đủ con giống và giờ tính đến nhập khẩu thịt lợn.
Phải chăng sản xuất ngô khoai sắn và ngành chăn nuôi chỉ là “chim sẻ, chim sâu” mà ta không để ý? GDP của hơn 4 triệu tấn lợn hơi là tương đương hơn 10 tỷ USD và tạo bao nhiêu việc làm chẳng đáng mặt là “đại bàng” trong kinh tế sao?
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận