menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Indonesia tung gói kích thích kinh tế 8 tỷ đô la để chống lại tác động của virus

Indonesia hôm thứ Sáu đã công bố gói kích thích trị giá 120 nghìn tỷ rupiah (8,1 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế Đông Nam Á này trước sự lây lan của virus corona làm gián đoạn hoạt động toàn cầu.

Gói kích thích, chiếm 0,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bao gồm miễn thuế thu nhập cho công nhân ngành sản xuất và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty, Bộ trưởng Bộ Tài chính Sri Mulyani Indrawati nói trong một cuộc họp báo.

Indrawati trước đây đã cảnh báo rằng tăng trưởng kinh tế của Indonesia có thể chậm lại 4,7% trong năm nay nếu sự bùng phát virus làm chậm lại tăng trưởng của Trung Quốc và toàn cầu. Nền kinh tế Indonesia vào năm ngoái đạt tăng trưởng 5,02%.

Một số chính phủ và ngân hàng trung ương khác ở châu Á cũng đã công bố các biện pháp hỗ trợ bổ sung trong tuần này khi virus tiếp tục lây lan và thị trường tài chính toàn cầu sụt giảm.

Dự báo tăng trưởng năm 2020 do Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) đưa ra cao hơn một chút, ở mức 5,1%, mặc dù vậy Thống đốc Perry Warjiyo tuần này cho biết con số trên có thể được điều chỉnh xuống trong cuộc họp chính sách ngày 18-19/3, khi cập nhật diễn biến dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu. BI đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước để đối phó với sự bùng phát của virus.

"Đây không phải là thông báo cuối cùng của chúng tôi, bởi vì tình hình luôn biến động," Indrawati nói trong khi công bố chi tiết về các biện pháp thuế mới.

"Chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả các công cụ để giảm nhẹ và giảm thiểu tác động đến các công ty và người dân," bà nói.

Gói kích thích dự kiến sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách trong năm nay lên 2,5% GDP, từ kế hoạch ban đầu ở mức khoảng 1,8% GDP, Indrawati cho biết.

Chinh sách giảm thuế cho công nhân sản xuất được cho những người có thu nhập đên 200 triệu rupiah hoặc ít hơn trong một năm.

Chính phủ Indonesia cũng miễn cho các công ty trong 19 lĩnh vực sản xuất phải nộp thuế nhập khẩu, trong khi giảm thuế thu nhập 30% cho doanh nghiệp.

Hoàn thuế giá trị gia tăng cũng sẽ được thuận lợi hóa cho các công ty, đặc biệt là các nhà xuất khẩu, để giúp quản lý dòng tiền.

Việc giảm thuế, kéo dài sáu tháng bắt đầu từ tháng 4, ước tính sẽ tiêu tốn của chính phủ 22,9 nghìn tỷ rupiah.

Indrawati vào tháng trước đã công bố gói kích thích 10,3 nghìn tỷ rupiah để hỗ trợ chi tiêu và du lịch của người tiêu dùng, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng nó quá nhỏ để có tác động đáng kể.

Bà không cung cấp chi tiết về phần còn lại của gói kích thích mới nhất, nhưng cho biết chính phủ sẽ duy trì chi tiêu theo kế hoạch bất chấp áp lực lên thu ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cũng công bố các biện pháp phi tài chính để hạn chế tác động đến nền kinh tế, bao gồm cả các quy định xuất khẩu được nới lỏng cho thủy sản và lâm sản và quy định nhập khẩu thép.

Việc nới lỏng các quy định về nhập khẩu cũng sẽ được mở rộng hơn tới các mặt hàng thực phẩm chiến lược, như đường, bột và muối, ông nói.

Các quy định về tái cơ cấu khoản vay đối với các công ty vừa và nhỏ cũng sẽ được điều chỉnh thông thoáng hơn để các ngân hàng có thể cơ cấu lại các khoản vay bất kể quy mô, Chủ tịch Cơ quan Dịch vụ tài chính Wimboh Santoso cho biết.

"Gói kích thích này không liên quan trực tiếp với thị trường chứng khoán, nhưng chúng tôi hy vọng các thay đổi sẽ mang lại niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường tài chính," theo ông Sant Santoso.

Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới, đã xác nhận trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên trong tuần trước, nhưng các chuyên gia y tế lo ngại số lượng thực tế có thể còn nhiều hơn.

Ngân hàng trung ương nước này đã mua trái phiếu chính phủ trong tuần này để giúp kiềm chế mất giá đồng rupiah, do nỗi lo sợ virus lan tràn trên thị trường toàn cầu.

Chỉ số chứng khoán chính của đất nước này đã giảm 5% vào sáng thứ Sáu và đang hướng tới mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2008.

Đồng rupiah (IDR) mất giá 2% so với đô la, xuống 14.810 IDR/USD, mức yếu nhất kể từ tháng 11/2018.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả