menu
Hướng dẫn dùng MACD để nhận định vùng đỉnh/ vùng đáy và sức mạnh trend của thị trường
copy link
Lưu Tiến Mạnh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hướng dẫn dùng MACD để nhận định vùng đỉnh/ vùng đáy và sức mạnh trend của thị trường

Dễ và hữu dụng.

Đường phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD) là tên tắt của chỉ báo Moving Average Convergence – Divergence. Được phát triển bởi Gerald Appel vào cuối những năm 1970,

Chỉ báo MACD thuộc loại chỉ báo dễ sử dụng và rất hiệu quả trong việc:

- Dự đoán vùng đỉnh, vùng đáy.

- Xác nhận xu hướng hiện tại mạnh hay yếu.

- Điểm mua/điểm bán hợp lý.

Cấu tạo của MACD bao gồm bao gồm ba yếu tố biến động xung quang đường trung tâm bằng 0:

Đường MACD : MACD = EMA(12) – EMA(26)

Đường tín hiệu : là đường EMA(9)

Biểu đồ ( MACD-Histogram) = Đường MACD – Đường tín hiệu.

Cách sử dụng MACD

Đường MACD : giúp xác định xu hướng tăng hoặc giảm giá của thị trường

Đường tín hiệu : Sử dụng kết hợp phân tích điêm giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD có thể phát hiện các điểm đảo chiều tiểm năng hoặc các điểm ra vào thị trường .

Biểu đồ ( MACD – Histogram) : Biểu diễn hội tụ và phân kỳ của đường MACD và đường tín hiệu do là sự chênh lệch của hai đường trên.

Chúng ta có thể sử dụng đường MACD và đường trung tâm để xác định xu hướng thị trường.

Đường MACD có thể di chuyển trên vùng dương hoặc âm của đường trung tâm, Khi đường MACD di chuyển ở vùng dương và có dấu hiệu đi xuống thì ta có thể xác nhận thị trường sắp đảo chiểu giảm , và ngược lại khi đường MACD di chuyển ở vùng âm của bên dưới đường trung tâm có dâu hiệu đi lên thì ta có thể xác nhận thị trường có dấu hiệu đảo chiều tăng.

Chúng ta có thể sử dụng đường MACD giao cắt với đường tín hiệu để xác định điểm vào ra tiềm năng của thị trường . Ví dụ khi đường MACD cắt và đi lên trên đường tín hiệu , các nhà giao dịch có thể lựa chọn điểm mua tiềm năng đối với tài sản , và khi đường MACD cắt và di chuyển xuống dưới đường tín hiệu các nhà giao dịch có thể lựa chọn điểm bán tiềm năng đối với tài sản. Các nhà giao dịch cũng lên cân nhắc điểm giao cắt đang nằm tại vị trị nào trong biểu đồ . Ví dụ nếu dấu hiệu giao cắt cho thấy nên mua nhưng điểm giao cắt đang nằm tại vùng âm của đường trung tâm thì thị trường vẫn có thể coi là đang có xu hướng giảm, Ngược lại nếu điểm giao cắt cho một tín hiệu bán tiềm năng nhưng đang nằm tại vùng dương của đường trung tâm thì thị trường vẫn có khả năng tăng giá.

Biểu đồ MACD- Histogram cũng có thể cung cấp co chúng ta biết sự phân kỳ tăng và phân kỳ giảm của đường MACD và hành động giá. Giúp xác định vùng đỉnh và đáy. Cụ thể:

- Nếu mức đỉnh sau của giá cao hơn mức đỉnh trước của giá đồng thời mức đỉnh dương sau của biểu đồ MACD- Histogram thấp hơn mức đỉnh dương trước của biểu đồ MACD- Histogram, chúng ta sẽ có tín hiệu phân kỳ giảm áp lựa mua không mạnh như trước và có thể đảo chiều. Vùng đỉnh.

- Ngược lại nếu đáy sau của giá thấp hơn đáy trước của giá đồng thời mức đỉnh âm sau của biểu đồ MACD- Histogram cao hơn mức đỉnh âm trước của biểu đồ MACD- Histogram thì ta có tín hiệu phân kỳ tăng lưc bán không còn manh và có thể đảo chiều tăng. Vùng đáy.

Tuy nhiên, như hầu hết các chỉ báo TA, chỉ báo MACD không phải lúc nào cũng chính xác và có thể cung cấp nhiều tín hiệu sai lệch và gây nhầm lẫn - đặc biệt khi thị trường tích lũy đi ngang không rõ xu hướng. Do đó nhà giao dịch nên kết với MACD cùng các chỉ báo kỹ thuật khác để hạn chế rủi ro trong khi giao dịch như RSI và Bollinger.

Hình ảnh i minh họa trực quan sử dụng phân kỳ của MACD để xác nhận đúng vùng đỉnh của thị trường trước khi giảm mạnh T4/2018 và T4/2022. Và xác nhận vùng đáy ngắn hạn của thị trường T7/2018 và T7/2022.

Hướng dẫn dùng MACD để nhận định vùng đỉnh/ vùng đáy và sức mạnh trend của thị trường
Hướng dẫn dùng MACD để nhận định vùng đỉnh/ vùng đáy và sức mạnh trend của thị trường
Hướng dẫn dùng MACD để nhận định vùng đỉnh/ vùng đáy và sức mạnh trend của thị trường

Chúc các bạn nhận được giá trị và áp dụng hiệu quả trong giao dịch của chính mình.

Chúc anh chị có tuần giao dịch hiệu quả!

Câu hỏi về cổ phiếu Comment ở dưới bình luận! Đánh giá trên góc nhìn cá nhân. Anh chị có thể đặt câu hỏi về mã cổ phiếu và góp ý xây dựng để cộng đồng đầu tư tốt hơn!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Lưu Tiến Mạnh Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
3 Yêu thích
3 Bình luận 5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
3
Chia sẻ 5