HPX bị đình chỉ giao dịch thì nhà đầu tư có bị mất tiền không?
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM vừa thông báo quyết định đưa các cổ phiếu HPX, IBC, TTB, TGG vào diện đình chỉ giao dịch do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin (chưa nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2023).
Nổi bật nhất trong số các mã vừa bị HOSE đình chỉ giao dịch là hơn 304 triệu cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát do ông Đỗ Quý Hải làm Chủ tịch HĐQT.
HPX được chú ý kể từ chuỗi lao dốc đầu tháng 11 đến cuối tháng 12/2022 (-8x%) trong đó có chuỗi giảm sàn hơn 10 phiên liên tiếp. Phiên 30/11, thị trường thậm chí ghi nhận hơn 165 triệu cổ phiếu HPX được sang tay (tương đương hơn 54% vốn doanh nghiệp), một trong những con số kỷ lục giao dịch của thị trường chứng khoán Việt.
Trước khi HOSE ra thông báo đình chỉ, HPX vẫn là một mã penny ăn khách trên thị trường khi đã tăng hơn 80% kể từ giữa tháng 7 tới nay, kết phiên 8/9 tại mức 7.310 đồng/cp (cao nhất 10 tháng qua). Thanh khoản cổ phiếu thường xuyên duy trì ngưỡng 10 - 20 triệu đơn vị/phiên dù chỉ được giao dịch trong các phiên chiều.
Vậy, khi cổ phiếu bị đình chỉ thì có được giao dịch nữa hay không? Bị đình chỉ tới khi nào? Nhà đầu tư đang cầm hàng có bị mất tiền không? Nên hành động ra sao trong trường hợp cổ phiếu này bị đình chỉ?...
Mời anh chị nhà đầu tư tham khảo viết hôm nay để có thêm góc nhìn tổng quan và đúng đắn hơn, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và tối ưu nhất dành cho cổ phiếu này nhé!
I. CỔ PHIẾU SẼ BỊ ĐÌNH CHỈ TRONG VÒNG 1 TUẦN SẮP TỚI
Theo văn bản mới nhất, Sở GDCK TP.HCM sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu HPX từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch theo quy định.
Luật Chứng khoán (sửa đổi) năm 2019 và Điều 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV quyết định về việc ban hành quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết đã quy định về đình chỉ giao dịch chứng khoán nói chung và đình chỉ giao dịch cổ phiếu nói riêng.
Theo đó, chứng khoán của tổ chức niêm yết liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch nhưng không/chưa khắc phục được vi phạm sẽ bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch.
Tuy nhiên, việc đình chỉ cổ phiếu chỉ là tạm thời và có thời hạn tùy thuộc vào việc giải trình, khắc phục nguyên nhân của tổ chức đó cũng như sự xem xét của sở giao dịch chứng khoán.
1. Trường hợp Doanh nghiệp khắc phục được vi phạm
Theo luật công bố (mục 4 điều 41), Sở sẽ xem xét đưa cổ phiếu ra khỏi diện đình chỉ giao dịch sau khi xem xét giải trình, kết quả khắc phục của doanh nghiệp đó.
Nếu trường hợp doanh nghiệp xác định đã khắc phục thực hiện công bố thông tin và không vi phạm quy định về vông bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu trong 6 tháng liên tục kể từ ngày ra quyết định bị đình chỉ giao dịch hoặc kể từ ngày Sở xác định doanh nghiệp có vi phạm công bố thông tin gần nhất.
Có nghĩa là nếu Doanh nghiệp khắc phục vi phạm bằng cách công bố thông tin thì tối thiểu 6 tháng sau sẽ có quyết định đưa ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Như vậy, trong ít nhất 6 tháng này doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ và không được mua bán trên sàn.
Thời gian ban hành quyết định sẽ trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp khắc phục vi phạm và không vi phạm trong tối thiểu 6 tháng tới (Theo mục 5 điều 41)
2. Trường hợp Doanh nghiệp không khắc phục được vi phạm
Trường hợp doanh nghiệp không khắc phục vi phạm là công bố thông tin thì sẽ tiếp tục nằm trong diện bị đình chỉ giao dịch. Cổ phiếu sẽ không được mua bán trên sàn, nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ bị kẹp vốn cho tới khi nào doanh nghiệp này khắc phục và được đưa ra khỏi diện bị đình chỉ giao dịch.
II. CÁCH XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐANG CẦM CỔ PHIẾU HPX
1. Rút kinh nghiệm từ cổ phiếu ROS
- Ngày 2/8 là ngày Sở gửi văn bản đến doanh nghiệp ROS (tương tự văn bản hiện tại của HPX ngày 8/9)
- Ngày 5/8 có văn bản thông báo ngày chính thức ROS sẽ bị chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang diện bị đình chỉ giao dịch là ngày 12/8/2022
Tiếp theo đó là ngày 8/8, doanh nghiệp lên đính chính thông tin thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư của nhà đầu tư, nhưng đến ngày 12/8 vẫn bị đình chỉ giao dịch cho đến hiện tại
Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm điều này để tới thời điểm đó không bị tác động tâm lý.
2. Cách xử lý đối với trường hợp đang cầm cổ phiếu HPX
Nhìn vào bài học quá khứ cổ phiếu ROS, qua tuần sẽ có công bố về ngày chính thức HPX sẽ bị đình chỉ giao dịch
Vì vậy, trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư muốn giữ vốn thì bán nhanh nhất có thể, còn đợi khi đã bị đình chỉ thì không thể nào bán được nữa (kịch bản tốt nhất thì cũng mất đến 6 tháng sau khi doanh nghiệp khắc phục vi phạm thì mới có khả năng bán, ngược lại kịch bản xấu thì bị đình chỉ mãi)
Trước đây, FLC bị chuyển từ sàn HOSE sang sàn Upcom nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị vi phạm và cho tới hiện tại vẫn đang bị đình chỉ giao dịch
Thị trường có rất nhiều mã cổ phiếu có câu chuyện cơ bản tốt, biên tăng lợi nhuận vượt trội mà lại an toàn để đầu tư. Nhà đầu tư khi gặp phải trường hợp như HPX thì mạnh dạng xử lý dứt điểm sớm, cơ cấu sang các cơ hội đầu tư khác. Tránh để trường hợp kẹp vốn không thời hạn sẽ tổn hại đến tài sản và chi phí cơ hội của bản thân.
Nhà đầu tư lấy đây làm bài học kinh nghiệm để xử lý cho các cổ phiếu bị tình trạng tương tự
*Thông qua câu chuyện của các cổ phiếu này, SimpleInvest chia sẻ đến anh chị nhà đầu tư một số kinh nghiệm, nếu nhà đầu tư cảm thấy phù hợp có thể tham khảo hành động:
Luôn luôn phân bổ tỷ trọng hợp lý, danh mục chia ra từ 4-5 mã cổ phiếu, không nên mua duy nhất 1 cổ phiếu để tránh tình trạng cổ phiếu đó có diễn biến bất ngờ sẽ trở tay không kịp, ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản
Hoàn thiện phương pháp đầu tư, hạn chế tham gia các cổ phiếu có yếu tố đầu cơ cao (hoặc nếu tham gia chỉ nên tỷ trọng thấp và tuân thủ kỷ luật, hành động ngay khi có yếu tố rủi ro xuất hiện)
Tìm kiếm các doanh nghiệp tốt, có triển vọng thực sự, sẽ an toàn bền vững.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận