menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phuong Nghi Smart Stock Pro

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN: Petrolimex (PLX) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm lọc hóa dầu và các dịch vụ liên quan khác.

Sau 65 năm hình thành và phát triển, công ty hiện chiếm trên 50% thị phần phân phối xăng dầu với mạng lưới hơn 5.500 cửa hàng trên toàn quốc. PLX cũng là nhà phân phối dầu nhớt và nhựa đường số 1 Việt Nam. Mảng kinh doanh xăng dầu chiếm 93% tổng doanh thu năm 2023 của công ty.

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập năm 1956 của Bộ Thương nghiệp, sau này được biết đến dưới tên gọi Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định tái cấu trúc và cổ phần hoá Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Tháng 8/2012, Petrolimex chính thức hoạt động dưới hình thức công ty đại chúng. Ngày 21/4/2017, cổ phiếu Tập đoàn chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu PLX. Năm 2022, Ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast về việc kinh doanh hệ thống trạm sạc xe điện tại hệ thống Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

2. Cơ cấu cổ đông:

Là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực , PLX có cơ cấu sở hữu khá cô đặc. Trong đó, phần lớn sở hữu PLX vẫn nằm trong tay Nhà nước với đại diện vốn là Bộ Công thương với 75,87%. Tiếp đó là nhà đầu tư chiến lược JX Nippon Oil & Energy với 13% sở hữu do đó lượng cổ phiếu free-float trên sàn cũng không quá lớn.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

Lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chủ yếu là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu (chiến đến hơn 90% doanh thu tập đoàn). Bên cạnh đó, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề có liên quan, trong đó được chia thành 8 lĩnh vực chính bao gồm:

+ Hóa dầu: Lĩnh vực kinh doanh này được thực hiện thông qua Tổng Công ty con là Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex - PLC.
+ Gas: được thực hiện thông qua Tổng Công ty Gas Petrolimex. Thương hiệu gas của Petrolimex là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường về chất lượng, cạnh tranh ngang với gas của Tập đoàn Total.
+ Bảo hiểm: Tổng Công ty Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) hiện đã triển khai trên 50 sản phẩm bảo hiểm và đang chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu và bảo hiểm xe cơ giới…
+ Vận tải thủy: Tổng công ty Vận tải thủy hiện có đội tàu viễn dương có tổng trọng tải 140.000 DWT, đội tàu sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500km và hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước.
+ Xây lắp: Lĩnh vực này chủ yếu phục vụ cho việc phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như các công trình xăng dầu và dầu khí của nội bộ Petrolimex như kho cảng xăng dầu, kho cảng LPG, kho nhựa đường lỏng, nhà máy pha chế dầu nhờn, tuyến ống dẫn dầu…
+ Thương mại và các dịch vụ khác: Trong đó phải kể đến Petrolimex Aviation trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu bay cho các hãng hàng không (United Airlines, Japan Airlines, Korean Air và Air China...).
[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

4. Chuỗi giá trị ngành:

Chuỗi giá trị ngành dầu khí gồm 3 phân khúc: 1) thượng nguồn (thăm dò và khai thác), 2) trung nguồn (vận chuyển) và 3) hạ nguồn (chế biến và phân phối). Ngành kinh doanh xăng dầu và PLX nằm ở phân khúc hạ nguồn. Việt Nam hiện có 2 nhà máy lọc dầu thô là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Trong đó, doanh nghiệp vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất là Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR). Sau khi các nhà máy lọc dầu này lọc dầu thô thành xăng dầu thành phẩm thì PVT vận chuyển xăng dầu thành phẩm tới các nhà phân phối xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HSX: PLX) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (UpCOM: OIL).

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

5. Chuỗi giá trị kinh doanh của PLX:

Hiện tại, nguyên liệu đầu vào của PLX là xăng dầu đã pha chế có 30% đến từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất và 70% đến từ nước ngoài, chủ yếu là từ thị trường Singapore (chiếm gần 50% sản lượng tiêu thụ), ngoài ra còn có các thị trường Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc… >>> Do đó biến động của giá dầu thô thế giới cũng như chính sách điều hành tỷ giá ngoại tệ của Nhà nước có tác động rất lớn tới KQKD của mảng kinh doanh này.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

6. Hệ thống phân phối bao phủ rộng khắp - Lợi thế quy mô:

Kể từ khi thành lập với tư cách là một doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước, PLX đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực để phát triển mạng lưới và hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật vượt trội so với các đối thủ, bao gồm: 2.700 trạm COCO (do chính công ty sở hữu và vận hành, bán lẻ) và 2.800 trạm DODO (do đại lý sở hữu và vận hành, bán buôn) hệ thống kho cảng với tổng sức chứa 2.215.550 m3; hơn 570 km đường ống dẫn xăng dầu; hơn 5.500 cửa hàng xăng dầu trên cả nước và đội tàu tàu chở xăng dầu lớn nhất Việt Nam với tổng tải trọng 500.000 DWT. Hệ thống kho chứa của công ty trải dài trên khắp cả nước, giúp PLX đảm bảo lượng xăng dầu dự trữ, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng trong nước.

PLX sở hữu mạng lưới cửa hàng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật vượt trội so với đối thủ cạnh tranh chính là PVOil (OIL):

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

7. PLX dẫn đầu thị phần trong nước - Nhóm 5 công ty đầu mối đã chiếm hơn 88% thị phần cung ứng xăng dầu.

PLX hiện chiếm trên 50% thị phần phân phối xăng dầu với mạng lưới hơn 5.500 cửa hàng trên toàn quốc. Hiện tại, tình hình cạnh tranh ngành không cao, nhiều rào cản gia nhập thị trường bán lẻ xăng dầu, trong đó có tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hệ thống bán lẻ ( (Chính phủ yêu cầu rất nhiều điều kiện để được cấp phép kinh doanh xăng dầu (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)) khiến cho 88% thị phần rơi vào nhóm top 5 công ty xăng dầu.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

1. Kết quả kinh doanh biến động sát với tình hình giá Dầu thế giới:

Lợi nhuận của PLX bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng trễ giữa hàng tồn kho và việc điều chỉnh giá bán, vốn phụ thuộc vào diễn biến giá dầu. Hiện PLX có hiệu ứng trễ là 20 ngày tồn kho và 7 ngày điều chỉnh giá bán lẻ theo Nghị định 80/2023. Trước đây, PLX có hiệu ứng trễ là 30 ngày tồn kho và 15 ngày điều chỉnh giá bán lẻ theo Nghị định 83/2014, và có hiệu ứng trễ là 20 ngày tồn kho và 10 ngày điều chỉnh giá bán lẻ theo Nghị định 95/2021. Ví dụ, khi giá dầu tăng, PLX được hưởng lợi từ hiệu ứng trễ. Khi giá dầu giảm, PLX chịu hiệu ứng trễ và mất lợi nhuận.

Giai đoạn 2016-2019, trong bối cảnh giá dầu thế giới phục hồi và trong xu hướng tăng từ 30 lên 80 usd/thùng, lợi nhuận của PLX duy trì ở mức cao dao động từ mức 4000-5000 tỷ đồng/năm. Bước sang giai đoạn 2020-2023, thời điểm giá dầu thế giới biến động mạnh do các yếu tố Covid-19, tình hình địa chính trị leo thang, nhu cầu suy yếu tại một số nền kinh tế lớn …. khiến giá dầu biến động mạnh có lúc ở mức âm, giai đoạn này lợi nhuận của PLX suy giảm mạnh như thời điểm 2020 về đáy lợi nhuận gần 1000 tỷ đồng và giai đoạn này dao động lợi nhuận chỉ xoay quanh mức 1000-3000 tỷ lợi nhuận.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới
[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

2. Kết quả kinh doanh Q1/2024 vượt kỳ vọng, khả năng vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024:

Trong Q1/2024, PLX đạt kết quả kinh doanh ấn tượng nhờ mảng xăng dầu: Lợi nhuận trước thuế tăng 72% svck và 70% so với quý trước đạt 1,44 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 50% kế hoạch năm 2024. Đáng chú ý nhất là lợi nhuận gộp tăng đáng kể 31,2% so với cùng kỳ lên mức cao kỷ lục là 4,67 nghìn tỷ đồng nhờ mảng xăng dầu. Lợi nhuận của mảng xăng dầu tăng mạnh 260% svck đạt 1,06 nghìn tỷ đồng nhờ giá xăng dầu tăng khoảng 9% trong quý, giúp công ty hưởng lợi nhờ hàng tồn kho giá rẻ và chu kỳ điều chỉnh giá rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 7 ngày kể từ cuối năm 2023.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới
[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

3. Kế hoạch kinh doanh năm 2024:

Trong năm 2024, PLX đặt kế hoạch Lợi nhuận trước thu thận trọng ở mức 2,9 nghìn tỷ đồng, giảm 29% svck. Tuy nhiên, trong quá khứ kết quả kinh doanh thực tế của PLX thường cao hơn kế hoạch trong 9 năm qua ngoại trừ năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. SSI RS ước tính Lợi nhuận trước thuế năm 2024 là 4,4 nghìn tỷ đồng (+12% svck). Trong năm 2025, dự báo Lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 6% đạt 4,67 nghìn tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng 4% svck.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

III. CÁC YẾU TỐ HỖ TRỢ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ GIÁ CỔ PHIẾU:

1. Thị trường tiêu thụ xăng dầu trong nước vẫn còn dư địa tăng trưởng:

Với vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực phân phối xăng dầu tại Việt Nam, Petrolimex (PLX) sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước gia tăng, nhờ thị phần lớn và mạng lưới cửa hàng rộng. MBS RS dự báo: thị trường tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam vẫn có dư địa tăng trưởng trong trung hạn khi: (1) Dân số Việt Nam được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến năm 2030, (2) Tỷ trọng dân số thuộc tầng lớp thu nhập trung bình và cao tại Việt Nam (thu nhập dao động lần lượt ở mức 11-30 USD/ngày và 30-70 USD/ngày) được kỳ vọng liên tục gia tăng trong giai đoạn từ nay đến 2030, thúc đẩy nhu cầu sử dụng ô tô nói chung và tiêu thụ xăng dầu nói riêng. Trong khi đó, xu hướng sử dụng xe điện trong nước sẽ chưa tạo áp lực lớn đến các đơn vị cung cấp xăng dầu trong ngắn hạn (giai đoạn 2024-2025).

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

2. Khả năng tăng thị phần từ các nhà cung cấp bị thu hồi giấy phép:

Gần đây, một số vụ việc tương đối nghiêm trọng xảy ra với Hải Hà Petro và Xuyên Việt Oil khi các đơn vị này không quản lý chặt chẽ hoạt động phân phối xăng dầu, lạm dụng quỹ bình ổn giá và nợ thuế, dẫn đến bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Với vị thế đầu ngành và khả năng kiểm soát tốt hoạt động của các nhà phân phối, sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị phần từ các doanh nghiệp nói trên.

3. Triển vọng tích cực nhờ Nghị định kinh doanh xăng dầu mới:

Bộ Công Thương vừa trình dự thảo Nghị định mới về xăng dầu thay thế Nghị định 80/2023 dự kiến sẽ sớm trình Chính phủ trong quý III/2024. Dự thảo mới có một số thay đổi trọng yếu sau: cho phép các nhà phân phối xăng dầu (1) tự định giá, (2) tự quyết định chi phí vận hành và lợi nhuận trên mỗi lít, và (3) giảm bớt các khâu trung gian. Cụ thể như sau:

+ Cơ chế định giá: Dự thảo này cho phép các thương nhân phân phối xăng dầu tự định giá nhưng không vượt quá mức trần giá do Chính phủ quy định. Các nhà phân phối lớn có thể định giá dựa trên mức giá quốc tế trung bình được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính công bố định kỳ mỗi 7 ngày. Đối với vùng sâu, vùng xa, giá có thể điều chỉnh cao hơn 2% so với giá trần tối đa để bù đắp chi phí phát sinh.
+ Xác định chi phí vận hành và lợi nhuận trên mỗi lít theo quy định: Chính phủ đề xuất hai phương án: (1) Chi phí và lợi nhuận định mức cố định: Thiết lập tổng chi phí và lợi nhuận định mức cố định trên mỗi lít, dao động từ 1.800-2.500 đồng/lít tùy sản phẩm. (2) Chi phí và lợi nhuận định mức linh hoạt: Điều chỉnh giá theo tỷ lệ phần trăm liên quan đến giá quốc tế trung bình trong 7 ngày, với giới hạn phần trăm giảm dần khi giá dầu tăng: giới hạn +20% đối với giá dưới 30 USD/thùng; trần +10% đối với giá dao động từ 30-60 USD/thùng; trần +7% đối với mức giá từ 60-90 USD/thùng; trần +5% đối với mức giá từ 90-120 USD/thùng; trần +4% đối với giá trên 120 USD/thùng.
+ Giảm các khâu trung gian: Dự thảo nghị định mới cũng đề xuất giảm bớt các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng xăng dầu thông qua các quy định bao gồm: Nhà phân phối bán buôn phải mua từ nhà phân phối lớn chứ không phải mua từ nhà phân phối khác, Các nhà phân phối bán lẻ bị hạn chế chỉ mua từ một nhà phân phối chính hoặc nhà phân phối bán buôn.

>>> Hiện tại PLX có giá (Giá quốc tế +- premium) CIF thấp nhất ngành nhờ được hưởng mức chiết khấu cao hơn đối với nguyên vật liệu đầu vào (cả nguồn trong nước và nhập khẩu) so với các doanh nghiệp khác và PLX có đội tàu vận chuyển riêng, kho bãi trung chuyển riêng nên giá vận chuyển cũng thấp hơn giá trung bình cấu thành giá cơ sở. Việc cho phép doanh nghiệp đầu mối tự tính toán giá bán lẻ dựa trên chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức theo quy định giúp bám sát giá thị trường trong các giai đoạn giá dầu biến động lớn >>> giúp PLX gia tăng Biên lợi nhuận.

[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới
[Hotstock] Petrolimex - PLX: Tiềm năng từ thay đổi chính sách mới

IV. RỦI RO:

+ Giá dầu biến động bất lợi; lỗ tỷ giá: Với đặc thù hoạt động kinh doanh phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng hai mươi (20) ngày cung ứng và lợi nhuận biến động sát với tình hình giá dầu. Nguyên vật liệu đầu vào phục thuộc vào dầu nhập khẩu nên tỷ giá tăng cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của PLX.
+ Rủi ro về việc gián đoạn chuỗi cung ứng: Sự gián đoạn nguồn cung bất thường từ Nghi Sơn (NSR) đã xảy ra trong năm 2021, 2022 và có thể sẽ lặp lại trong các năm tiếp theo. Việc gián đoạn nguồn cung từ NSR sẽ không đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước. PLX với vai trò đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia sẽ buộc phải tìm các nguồn cung thay thế tức thời khác như nhập khẩu xăng dầu giá cao từ nước ngoài.
Rủi ro chuyển dịch từ ô tô chạy bằng xăng, dầu sang xe điện khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu giảm trong tương lai.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Phuong Nghi Smart Stock Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

47.55

-0.25 (-0.52%)

Biểu đồ mã PLX
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả