menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ho Yen Nhi T88 Chứng khoán Pro

Hiệu ứng tâm lý trong đầu tư - Cái bẫy chết người

TTCK có phát triển đến đâu hay thiên biến vạn hóa bằng trăm cách nào thì cũng được vận hành và duy trì bằng con người. Và con người - chúng ta thì chưa bao giờ được coi là duy lý, không chỉ trong việc đầu tư mà cả cuộc sống thường nhật cũng để cho các bản chất tâm lý nguyên thủy chiến thắng lập luận logic và kỷ luật của bản thân.

“Những nhà đầu tư xuất sắc nhất trên thế giới có nhiều kiến thức về tâm lý học hơn là tài chính”

Phần 1: Luôn ám ảnh bởi sự mất mát

Có câu nói nổi tiếng của Warren thành nguyên tắc của nhiều nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán:

Quy tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền

Quy tắc số 2: Không được quên quy tắc số 1.

Câu nói này không sai nhưng cần phải nhất quán 1 quan điểm rằng: “THUA LỖ LÀ VIỆC KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ TRÁNH KHỎI TRONG ĐẦU TƯ”

Nhưng phần đông rất nhiều nhà đầu tư luôn cảm thấy buồn phiền, thất vọng về bản thân khi đối diện với khoản lỗ hơn niềm vui khi có được lợi nhuận.

Từ nỗi sợ này, một nhà đầu tư sẽ bị tê liệt trong việc ra quyết định khi . Các nhà đầu tư mới thường mắc sai lầm khi hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại, bất chấp tất cả các bằng chứng ngược lại, bởi vì thua lỗ dẫn đến nhiều phản ứng cảm xúc cực đoan hơn.

Sự ám ảnh mất mát này mạnh đến mức nó có thể thúc đẩy thêm các khuynh hướng tiêu cực trên thị trường.

1. Sợ thua lỗ sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm sau:

Chốt lợi nhuận sớm

Các nhà đầu tư muốn nhanh chóng đạt được chiến thắng, khi cổ phiếu mới tăng được một chút, họ chốt lời luôn, họ không kiên nhẫn để chờ cổ phiếu phát huy hết tiềm năng của nó.

Bên cạnh đó, ngay khi mới cổ phiếu mới điều chính có tí (vẫn duy trì xu hướng tăng), nhà đầu tư đã thoát khỏi cổ phiếu đó do không muốn thua lỗ. Rõ ràng, trong ngắn hạn NĐT cảm thấy kiếm được tiền, tuy nhiên về lâu dài họ đánh mất rất nhiều cơ hội, bỏ qua các đợt sóng lớn trên thị trường.

Duy trì cổ phiếu lỗ quá lâu

Ở một khía cạnh khác, ám ảnh thua lỗ khiến các nhà đầu tư có thể làm ngược lại hoàn toàn với những gì họ nên làm khi đối mặt với một cổ phiếu thua lỗ lớn.

Sai lầm không thích thua lỗ sẽ khiến các nhà đầu tư giữ cổ phiếu mặc dù không thấy tương lai cho chúng. Họ không bán cổ phiếu vì họ cảm thấy rằng sớm hay muộn, giá sẽ phục hồi.

Tuy nhiên, nếu trường hợp mua được cổ phiếu có nền tảng tốt thì không vấn đề gì, vì sớm hay muộn thị giá cũng tăng lại với mức xứng đáng. Nhưng nếu mua phải một công ty nền tảng xấu thì việc ôm “giấy lộn” là điều chắc chắn xảy ra.

Trung bình giá xuống

Hiệu ứng sợ mất mát thường khiến các NĐT phải gánh chịu rất nhiều rủi ro không đáng có.

Thay vì chấp nhận thua lỗ là một phần của cuộc chơi thì xu hướng phần đông nhà đầu tư luôn muốn tìm điểm trung bình giá xuống (nhất là khi thị trường chung giảm mạnh).

Loại hành vi này được thấy trong các sòng bạc, những người đánh bạc sẽ tăng gấp đôi số tiền đặt cược của họ để phục hồi các khoản thua lỗ trước đó. Vấn đề với chiến lược này rất rõ ràng. Nếu giá không tăng và thực sự tiếp tục đi xuống, thì thiệt hại sẽ tăng lên không thể đo lường.

Sợ thua lỗ nên chỉ mua Blue-chip

Trong một số trường hợp, các NĐT đã bị “bỏng tay”, ám ảnh thua lỗ đến mức họ tránh bất kỳ hình thức đầu tư nào vào thị trường chứng khoán hay chỉ dám đầu tư vào các cổ phiếu lớn, có tên tuổi.

Điều này khiến NĐT bỏ qua cơ hội kiếm những khoản lợi lớn từ thị trường chứng khoán, đặc biệt là các siêu cổ phiếu tiềm năng thường ở dòng midcap.

2. Những cách giảm thiểu ảnh hưởng của ám ảnh mất mát

Một cách để tránh bẫy tâm lý là tuân theo chiến lược phân bổ tài sản. Thay vì cố gắng phải tránh thua lỗ đến mức bỏ hết toàn bộ cơ hội ngon ăn, các nhà đầu tư nên cân đối lại danh mục đầu tư định kỳ, theo phương pháp đa dạng hóa tài sản để điều chỉnh mức độ rủi ro phù hợp.

Đầu tư theo công thức là một hình thức đầu tư chiến lược khác. Ví dụ, các nhà đầu tư sẽ lên kế hoạch cụ thể cho tỷ trọng đầu tư theo cấu trúc hai phần: đầu tư mạo hiểm và đầu tư an toàn. Để duy trì trọng số mục tiêu nhà đầu tư sẽ cần cơ cấu danh mục đầu tư mọt cách định kỳ bằng cách bán những tài sản và mua những tài sản phục vụ mục đích xây dựng danh mục theo đúng tỷ trọng. Điều này đi ngược lại với xu hướng đầu tư theo đà, ít bị hưng phấn hay bi quan.

Chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung xét đến tận cùng là cuộc chơi xác suất. Mà xác suất thì sẽ có những lần đúng và thêm nhiều lần sai, người thành công luôn biết cách tối đa lợi nhuận và tối thiểu thua lỗ chứ sẽ không bao giờ là người vỗ ngực tự xưng “mua đâu lãi đó”.

Hiệu ứng tâm lý trong đầu tư - Cái bẫy chết người
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ho Yen Nhi T88 Chứng khoán Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,216.36

+6.84 (+0.57%)

Biểu đồ mã VN-INDEX

1,247.21

+6.71 (+0.54%)

Biểu đồ mã VN30-INDEX
3 Yêu thích
2 Bình luận 4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại