menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Lộc

Hãng hàng không Philippine Airlines nộp đơn bảo hộ phá sản

Covid khiến các hãng hàng không liên tiếp rơi vào tình trạng phá sản.

Ngày 03/09, Philippine Airlines nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại New York với một kế hoạch tái cơ cấu nợ, bơm vốn để vực dậy hoạt động của hãng. Kế hoạch này đã được các chủ nợ đồng ý.

Kế hoạch này hướng tới giảm bớt 2 tỷ USD nợ thông qua tái cấu trúc (cần sự đồng ý của tòa án). Ngoài ra, Philippine Airlines cũng sẽ bơm thêm 505 triệu USD vốn cổ phần mới và vốn vay mới từ cổ đông chính, cộng thêm 150 triệu tiền vay mới từ các nhà đầu tư mới. Hãng bay Philippines này cho biết họ đã được 90% chủ nợ ủng hộ.

Theo kế hoạch tái cấu trúc này, Philippine Airlines sẽ giảm 25% số máy bay. Năm nay, hãng đã cắt giảm 35% số nhân viên.

Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ cho phép doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong lúc tái cấu trúc. Hãng bay Philippines nộp đơn bảo hộ phá sản sau hàng tháng ròng rã đàm phán với các bên liên quan. Tỷ phú Lucio Tan – chủ sở hữu của Philippine Airlines – xem việc nộp đơn bảo hộ phá sản là “một bước đột phá” cho Công ty. Philippine Airlines cũng sẽ nộp đơn xin tái cấu trúc ở Phillipines, họ cho biết trong một tuyên bố.

Kế hoạch tái cấu trúc cho phép hãng bay Philippines này “vượt qua tác động khôn lường từ một đại dịch toàn cầu đã gây gián đoạn kinh doanh ở tất cả lĩnh vực, nhất là hàng không, và trở lại mạnh mẽ hơn trong dài hạn”, ông Tan – Chủ tịch kiêm CEO của Philippine Airlines – cho biết.

Giới chuyên gia cho biết Mỹ thường được chọn là nơi để các hãng hàng không đệ đơn xin phá sản, một phần vì luật của Mỹ có lợi hơn cho doanh nghiệp, một phần do hợp đồng giữa công ty với chủ nợ thường dựa trên luật bang ở New York hoặc Deleware. Những hãng bay đã xin phá sản ở New York gần đây có hãng Latam Airlines của Chile, Aeromexico của Mexico, hay Avianca của Colombia.

Đại dịch đã khiến hàng loạt hãng hàng không trên toàn cầu phải dừng bay, sa thải nhân viên và tìm kiếm sự giúp đỡ tài chính. Tái cơ cấu hoặc dừng hoạt động vĩnh viễn là hai lựa chọn cuối cùng đối với nhiều hãng bay.

Trước đó, Garuda Indonesia cũng công bố báo cáo tài chính vô cùng ảm đạm. Trong nửa đầu năm 2021, hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia tiếp tục gánh chịu khoản lỗ 12,870 tỷ rupiah (902 triệu USD), tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái do các lệnh hạn chế đi lại kéo dài. Hãng hàng không này đang cần từ 1.3-3 tỷ USD vốn mới. Trong khi đó, cổ đông lớn nhất của Garuda là Chính phủ Indonesia lại không sẵn sàng bơm vốn.

Nhằm giải quyết khó khăn, Garuda đã thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí, trong đó có việc đàm phán lại các hợp đồng thuê máy bay, điều chỉnh các tuyến bay và triển khai chương trình nghỉ hưu sớm, qua đó giúp cắt giảm 15.9% chi phí hoạt động xuống còn 1.3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.

Đối với PAL Holdings Inc., công ty mẹ của Philippine Airlines, những thách thức lớn đã có từ trước đại dịch. Hãng này đã liên tục báo lỗ từ quý 1/2017. Năm ngoái, công ty lỗ 71.8 tỷ Peso (1.4 tỷ USD), sau khi lỗ 10.3 tỷ USD trong năm 2019. Năm nay, giá cổ phiếu PAL Holdings đã giảm 7.6%, sau khi giảm 17% trong năm 2020.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại