Hà Nội cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 61,3 nghìn doanh nghiệp, cá nhân
Tính đến hết tháng 5/2022, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn TP ước tính đạt 4.442 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 4,5% so với thời điểm kết thúc năm 2021.
Các TCTD trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định của NHNN và xem xét cho khách hàng vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, theo Kinhtedothi.
Tính đến hết tháng 5/2022, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP đạt 2.615 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so tháng trước và tăng 5,4% so với thời điểm kết thúc năm 2021, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.071 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và tăng 6%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.544 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% và tăng 4,9%.
Cơ cấu dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn TP: Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 22,9% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,1%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9,1%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,2%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,4%.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã được các TCTD điều chỉnh giảm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn. Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1 - 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,4 - 4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,6 - 7%/năm. Lãi suất huy động USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận