menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Thị Thanh

Góp ý về dự thảo quản lý xăng dầu, doanh nghiệp nói gì?

Khi sửa đổi Nghị định 95/CP và 83/CP về kinh doanh xăng dầu, cần xem xét các vấn đề toàn diện hơn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến chiết khấu xăng dầu.

Góp ý về dự thảo quản lý xăng dầu, doanh nghiệp nói gì?
Ông Hà Thanh Tùng - Công ty TNHH Thương mại xăng dầu Hà Giang (Hà Giang) chia sẻ tại hội thảo.

Doanh nghiệp càng bán càng lỗ

Tại hội thảo góp ý sửa đổi dự thảo Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 14/2, ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (Trà Vinh) cho biết, cơ quan quản lý Nhà nước cần xác lập vị thế của cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cao hơn, đảm bảo chuỗi cung ứng xăng dầu trên toàn quốc để phục vụ nhu cầu người dân.

Theo đại diện doanh nghiệp, cộng đồng bán lẻ tư nhân hiện đang chiếm thị phần lớn trong chuỗi cung ứng, phủ khắp vùng sâu vùng xa, mà doanh nghiệp Nhà nước không thể bao phủ hết. Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thường xuyên bị thua lỗ do không có chiết khấu, thậm chí có thời điểm chiết khấu âm lên tới hơn 1.300 đồng/lít.

Còn ông Hà Thanh Tùng, Công ty TNHH Thương mại xăng dầu Hà Giang (Hà Giang) cho biết, doanh nghiệp bán lẻ có 950 thành viên, với 9.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc - tương đương khoảng 53% cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Nếu đầu tư một cửa hàng 10 tỷ đồng, tính trung bình mỗi cửa hàng có 3 nhân viên, tổng số việc làm do doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tạo ra khoảng 27.000 việc làm. Trung bình mỗi công nhân lương 10 triệu đồng, mỗi tháng doanh nghiệp bán lẻ chi khoảng 270 tỷ tiền lương. Tài sản, số việc làm, số tiền doanh nghiệp chi trả cho người lao động lớn hơn nhiều so với một số thương nhân xuất nhập khẩu.

"Nếu tình hình thua lỗ tiếp tục kéo dài, sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn, trường hợp 9.000 doanh nghiệp bán lẻ xin dừng hoạt động, thì chuỗi cung ứng có thể bị đứt gãy, có thể tác động đến toàn bộ nền kinh tế", ông Hà Thành Tùng chia sẻ.

Nhiều kiến nghị

Góp ý về sửa đổi nghị định quản lý xăng dầu, ông Giang Chấn Tây cho rằng, khi sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, cần xem chiết khấu như "phí xăng dầu" mà doanh nghiệp bán lẻ thu hộ, làm công cụ để doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu hoạt động trong mọi tình huống biến động của giá dầu trên thị trường thế giới.

Phần chiết khấu tối thiểu là phần cứng và là công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu được đề xuất trong công thức giá cơ sở, đảm bảo cho mọi hoạt động của cả hệ thống kinh doanh xăng dầu được ổn định, công bằng. Phần chiết khấu còn lại là sự cơ động, linh hoạt của các nhà cung cấp để cạnh tranh thị phần. Đây chính là phần thị trường và là phần tăng thêm được hưởng của doanh nghiệp bán lẻ. Mức quy định chiết khấu tối thiểu không dưới 5-6%/giá bán lẻ.

Ngoài ra, việc cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng từ nhiều nguồn sẽ tăng tính cạnh tranh về chiết khấu, đảm bảo doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị đứt gãy nguồn hàng.

Ông Hà Thanh Tùng đề nghị cơ quan soạn thảo Nghị định công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu. Từ đó, giúp doanh nghiệp bán lẻ có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các thương nhân phân phối để đảm bảo sự công bằng. Chi phi kinh doanh định mức ở khâu bán lẻ có thể từ 3 - 3,5% nhân với giá bán lẻ để tạo ra sự hài hoà lợi ích.

Còn ông Vũ Đức Cường, Đại diện Công ty TNHH Cường Phú (Hà Giang) phân tích, ông có 5 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và năm 2022 lỗ gần 2 tỷ đồng. Tỉnh Hà Giang khó khăn vì địa hình chia cắt, nếu chiết khấu 0 đồng, doanh nghiệp chở hàng từ kho Việt Trì về đến Hà Giang đã lỗ vận tải, chi phí vận hành. Doanh nghiệp đề nghị có giá chiết khấu cho vùng theo hỗ trợ chính sách xã, khu vực nghèo, hải đảo, giá vùng 3% được đội giá thêm 2% nữa...

Về vấn đề này, ông Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học kinh tế quốc dân cho rằng, quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện không giúp hạ thấp chi phí xăng dầu, chưa thực hiện tốt chức năng bình ổn giá, chưa có quy tắc điều tiết minh bạch… Do đó, quỹ chỉ nên hoạt động trong những tình huống đặc biệt khi Nhà nước muốn trợ giá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, sử dụng nguồn thu vượt dự toán từ các khoản thu liên quan đến xăng dầu. Đồng thời, cần rút ngắn thời gian điều hành giá và tái cấu trúc thị trường xăng dầu theo hướng cạnh tranh hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại