24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thu Trà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Gỡ “nút thắt” giao dịch cho nhà đầu tư ngoại: 3 tác động

Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán đúng hạn có thể buộc các công ty chứng khoán bán tháo cổ phiếu thế chấp, tạo ra áp lực bán làm tăng biến động giá cổ phiếu và tác động tiêu cực đến sự ổn định của thị trường.

Mặc dù Thông tư 68/2024/TT-BTC đến 2/11/2024 mới có hiệu lực, nhưng thị trường đã hưởng ứng các quy định mới với khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh.

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã chính thức ban hành, cho phép các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ không cần đủ tiền để ký quỹ cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.

Động thái này kích thích tâm lý hào hứng của nhà đầu tư, tạo lực hút rất mạnh khiến các phiên giao dịch chứng khoán cuối tháng 9 tăng vọt. Ba phiên gần đây khối lượng và thanh khoản của thị trường tăng vọt lên trên 20 ngàn tỷ đồng mỗi phiên.

Với động thái nới rộng từ Thông tư 68, cho thấy sự tham gia của khối ngoại đã giúp lực cầu trên thị trường khớp lệnh duy trì được đà tăng của thị trường chứng khoán (TTCK).

Trước đây, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không được mua chứng khoán khi có đủ tiền trong tài khoản trước khi lệnh mua được gửi đi. Việc này dẫn đến hạn chế trong việc cơ cấu danh mục do khách hàng tổ chức nước ngoài phải đợi tiền từ việc bán chứng khoán mới được thanh toán trước khi mua thêm chứng khoán.

Theo quy định của Việt Nam, tiền từ việc bán cổ phiếu chỉ được thanh toán và có thể tái đầu tư vào sáng ngày T+2. Với việc cho ký quỹ cho nhà đầu tư ngoại, TTCK Việt Nam có khả năng thu hút thêm các nhà đầu tư ngoại có tổ chức.

Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, ba tác động đến từ việc chấp thuận cho nhà đầu tư ngoại đặt lệnh không cần đủ tiền đối với TTCK Việt Nam sẽ là: Thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hơn khi các quy định của Việt Nam tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế; Kỳ vọng gia tăng dòng vốn nước ngoài đổ vào TTCK VN và cải thiện thanh khoản thị trường.

Việc phục vụ khách hàng tổ chức nước ngoài cũng sẽ tăng tính cạnh tranh giữa các CTCK. Ngành chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi phục vụ nhiều nhà đầu tư tổ chức nước ngoài hơn nhờ gia tăng thu nhập từ mảng môi giới khi thanh khoản gia tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, còn có rủi ro tiềm ẩn như rủi ro thanh toán do các quỹ tổ chức nước ngoài thanh toán bị chậm sau T+2 sau khi mua.

Do đó, các CTCK cần tăng cường quản lý rủi ro liên quan đến khách hàng, tỷ lệ kí quỹ, điều kiện thị trường và tỷ lệ cho vay phù hợp. Việc áp lực cạnh tranh có thể làm tăng những rủi ro này theo thời gian là không thể phủ nhận.

Gỡ “nút thắt” giao dịch cho nhà đầu tư ngoại: 3 tác động

Để thu hút các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, các chuyên gia tin rằng các CTCK sẽ cạnh tranh dựa trên 3 yếu tố: Thứ nhất, phí giao dịch; Thứ hai, tỷ lệ cấp vốn trước (vốn tự có/tổng giá trị mua; Thứ ba, tổng giá trị vốn được ứng trước và chất lượng dịch vụ (thông tin và báo cáo).

Đối với yếu tố đầu tiên, mặc dù các công ty chứng khoán có thể cung cấp vốn cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, nhưng các khách hàng ngoại vẫn sẽ chỉ bị tính phí giao dịch. Đối với yếu tố thứ hai, khả năng cung cấp mức tỷ lệ cấp vốn trước thấp hơn sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Yếu tố thứ ba sẽ phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu của công ty vì các công ty chứng khoán có cơ cấu vốn chủ sở hữu lớn hơn sẽ mang lại lợi thế rõ rệt.

Theo VNDirect, yếu tố thứ ba sẽ làm tăng áp lực buộc các CTCK phải tăng vốn chủ sở hữu, do quy định giới hạn tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là không quá năm lần. Tóm lại, các công ty chứng khoán quy mô lớn với phí giao dịch thấp và tỷ lệ cấp vốn trước cạnh tranh sẽ được hưởng lợi khi thu hút nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên, việc rủi ro hệ thống cũng sẽ tăng lên. Theo đó, các công ty chứng khoán có khả năng chịu rủi ro thanh toán. Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài không thanh toán đúng hạn có thể buộc các công ty chứng khoán bán tháo cổ phiếu thế chấp, tạo ra áp lực bán làm tăng biến động giá cổ phiếu và tác động tiêu cực đến sự ổn định của thị trường.

Có thể nói, yêu cầu đủ tiền trước khi giao dịch là một trong những “nút thắt” chính ngăn cản TTCK Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xét nâng hạng lên thị trường mới nổi. Thông tư 68/2024/TT-BTC sẽ gỡ vướng, giúp thị trường đáp ứng các điều kiện cốt yếu để nâng hạng.

Với "nút thắt" được tháo gỡ, kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ được FTSE và MSCI xếp hạng là thị trường mới nổi lần lượt vào năm 2025 và 2026, theo đó các quỹ đầu tư mô phỏng các chỉ số này sẽ phân bổ vốn vào thị trường Việt Nam. Mức đầu tư sẽ phụ thuộc vào chiến lược phân bổ của từng quỹ. Các cổ phiếu dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là những cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số FTSE và MSCI.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,264.48 +5.85 (+0.46%)
226.36 +0.48 (+0.21%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả