24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Hữu Phước Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giới thiệu các mô hình giá tiếp diễn giúp kiếm lời hiệu quả

I. Mô hình giá tiếp diễn là gì?

Một mô hình giá tiếp diễn cho thấy rằng giá sẽ tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng sau khi mô hình giá tiếp diễn hoàn thành. Có một số mô hình giá tiếp diễn mà các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng để báo hiệu rằng giá có thể tiếp tục xu hướng. Ví dụ về các mô hình tam giác, cờ, cờ đuôi nheo và hình chữ nhật.

Ý TƯỞNG QUAN TRỌNG

Một mô hình giá tiếp diễn cho thấy xu hướng có thể tiếp tục theo cùng một hướng.

Không phải tất cả các mô hình giá tiếp diễn sẽ dẫn đến sự tiếp tục của xu hướng. Đôi khi sẽ dẫn đến sự đảo chiều. Bằng cách chờ đợi sự bứt phá (eakout), các nhà giao dịch có thể thấy nó sẽ như thế nào.

Các mô hình giá tiếp diễn thường được giao dịch theo hướng bứt phá, lý tưởng nhất vẫn là hướng của xu hướng.

II. Quan niệm về mô hình giá tiếp diễn

Gọi là mô hình giá tiếp diễn vì có thể giá sẽ tiếp tục xu hướng sau khi mô hình hoàn thành. Tuy nhiên, không phải tất cả các mô hình giá tiếp diễn sẽ dẫn đến sự tiếp tục của xu hướng. Ví dụ, giá có thể đảo ngược xu hướng sau khi hình thành một mô hình tam giác hoặc cờ hiệu.

Các mô hình giá tiếp diễn đáng tin cậy nhất khi xu hướng mạnh di chuyển vào mô hình và mô hình tương đối nhỏ so với các con sóng xu hướng. Ví dụ, giá tăng mạnh, tạo thành một mô hình tam giác nhỏ, rồi giá bứt phá khỏi mô hình tam giác, và sau đó tiếp tục di chuyển cao hơn.

Nếu mô hình tiếp diễn lớn gần bằng các sóng xu hướng trước nó, là dấu hiệu cho thấy sự biến động tăng lên, thiếu niềm tin vào hướng xu hướng hiện tại và di chuyển khá rộng để chống lại xu hướng, tất cả đều là dấu hiệu cảnh báo xu hướng có thể đảo chiều.

Cần lưu ý các sóng xu hướng nhỏ được theo sau bởi một mô hình giá tiếp diễn. Nếu giá cao hơn, sau đó hình thành một mô hình giá tiếp diễn, sau đó lại cao hơn rồi hình thành một mô hình giá tiếp diễn, điều đó ít hấp dẫn hơn và không đáng tin cậy bằng một sự tăng giá mạnh mà sau đó hình thành một mô hình giá tiếp diễn. Sau cùng cho thấy lực Mua mạnh mẽ. Cái trước đó cho thấy người mua đang do dự để đẩy giá tăng mạnh hơn.

Kỹ thuật giao dịch với mô hình giá tiếp diễn phổ biến nhất là chờ mô hình hoàn thành, vẽ các đường xu hướng xung quanh mô hình và sau đó tham gia giao dịch khi giá vượt ra khỏi mô hình theo hướng của xu hướng hiện hành.

III. Các loại mô hình giá tiếp diễn

Một số mô hình giá tiếp diễn phổ biến bao gồm mô hình tam giác, cờ, cờ đuôi nheo và hình chữ nhật. Dưới đây là mô tả.

1. Mô hình tam giác

Mô hình tam giác xảy ra khi hành động giá (price action) của cổ phiếu ngày càng bị nén lại. Có ba loại hình tam giác: hướng lên, hướng xuống và đối xứng.

Mô hình tam giác hướng lên được hình thành bởi các đáy tăng dần tạo ra một đường tăng dần khi chúng được kết nối. Tất cả các mức đỉnh đều đạt đến một mức tương tự, tạo ra đường xu hướng ngang khi kết nối chúng lại.

Mô hình tam giác hướng xuống, các mức đỉnh đang giảm dần, tạo thành đường xu hướng dốc xuống khi chúng được kết nối. Các mức đáy chạm đến 1 mức tương tự, tạo thành một đường xu hướng ngang khi kết nối.

Mô hình tam giác đối xứng có các đỉnh giảm dần và các đáy tăng dần. Tạo ra một đường xu hướng giảm dần và tăng dần hội tụ về phía nhau.

Phải có ít nhất hai mức đỉnh và hai mức đáy để tạo ra các đường xu hướng cần thiết để vẽ một hình tam giác. Có 3, và đôi khi có 4 đỉnh/đáy là bình thường trước khi bứt phá xảy ra.

2. Mô hình Cờ đuôi nheo

Cờ đuôi nheo là một dạng của mô hình hình tam giác, nhưng nhỏ hơn nhiều. Trong khi các hình tam giác có đỉnh và đáy khi giá dao động qua lại, cờ đuôi nheo thường xuất hiện dưới một phạm vi giá nhỏ hơn theo thời gian. Cờ đuôi nheo hình thành sau tsự tăng hoặc giảm giá mạnh trước đó và cho thấy thị trường đang “lấy hơi” trước khi bứt phá theo hướng cũ.

3. Mô hình Cờ (cờ chữ nhật)

Mô hình Cờ rất giống với Cờ đuôi nheo. Chúng tạo thành một phạm vi giao dịch hẹp sau khi tăng hoặc giảm giá mạnh. Sự khác biệt là các trong mô hình cờ giá di chuyển giữa các đường song song, tăng dần, giảm dần hoặc đi ngang, trong khi một cờ đuôi nheo có hình tam giác.

4. Mô hình Hình chữ nhật

Hình chữ nhật là một mô hình giá tiếp diễn phổ biến cho thấy sự tạm dừng xu hướng với hành động giá đi ngang. Hành động giá bị ràng buộc giữa các mức hỗ trợ và kháng cự ngang.

Giao dịch với mô hình giá tiếp diễn

Có một số bước liên quan đến giao dịch một mô hình giá tiếp diễn.

Đầu tiên là xác định hướng xu hướng trước đó. Ví dụ, giá tăng hay giảm trước khi hình thành mô hình tam giác?

Bước tiếp theo là xác định mô hình giá tiếp diễn và tìm điểm bứt phá. Một số trader chỉ thực hiện giao dịch nếu bứt phá xảy ra cùng hướng với xu hướng hiện tại. Ví dụ, nếu xu hướng hiện tại tăng, họ sẽ mua nếu giá tăng vượt ra khỏi mô hình. Các trader khác sẽ thực hiện giao dịch theo hướng bứt phá mặc dù nó ngược lại xu hướng hiện tại. Đây là các giao dịch ít lợi thế, nhưng sẽ đạt lợi nhuận nếu xu hướng đảo chiều.

Khi một bứt phá xảy ra, một giao dịch được thực hiện theo hướng bứt phá. Ví dụ: nếu giá bứt phá lên trên cờ đuôi nheo, mức dừng lỗ được đặt ngay dưới mức đáy của mô hình.

Một lệnh dừng lỗ được đặt ngay bên ngoài mô hình ngược với điểm bứt phá.

Mục tiêu lợi nhuận có thể được thiết lập dựa trên chiều cao của mô hình giá tiếp diễn. Ví dụ: nếu một hình chữ nhật có chiều cao 2 đô la (giá kháng cự trừ giá hỗ trợ) và giá bứt phá xuống, thì mục tiêu lợi nhuận ước tính là giá của mức hỗ trợ trừ 2 đô la. Nếu giá bứt phá lên, thêm $2 vào giá của mức kháng cự. Khái niệm tương tự áp dụng cho hình tam giác. Thêm chiều cao của tam giác từ điểm bứt phá nếu giá bứt phá cao hơn. Trừ chiều cao của tam giác từ điểm bứt phá nếu giá bứt phá thấp hơn.

Đối với cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo, đo lường con sóng giá dẫn vào mô hình. Nếu giá bứt phá cao hơn, hãy thêm kết quả phép đo đó vào bên dưới của mô hình cờ/cờ đuôi nheo để có được mục tiêu lợi nhuận tăng. Nếu giá bứt phá thấp hơn, hãy trừ kết quả phép đo từ đỉnh của mô hình cờ/cờ đuôi nheo.

Trở ngại lớn khi giao dịch với các mô hình giá tiếp diễn và các mẫu biểu đồ khác là các bứt phá sai. Một bứt phá sai xảy ra khi giá di chuyển ra ngoài mô hình nhưng sau đó di chuyển trở lại bên trong hoặc sang bên kia. Đây là lý do tại sao dừng lỗ được sử dụng để kiểm soát rủi ro.

Khi giao dịch với mô hình giá tiếp diễn, hãy xem xét sức mạnh sự biến động của giá trước khi hình thành mô hình. Biến động mạnh đáng tin cậy hơn so với 1 biến động yếu hoặc “lên xuống” (choppy). Mô hình giá tiếp diễn cũng phải có sự liên quan ít nhiều với sóng xu hướng trước đó. Mô hình càng lớn so với sóng trước nó thì càng kém tin cậy. Nó vẫn có thể hoạt động như một mô hình giá tiếp diễn, nhưng độ biến động và động lượng của giá tăng theo hướng ngược là một dấu hiệu cảnh báo.

Nhiều nhà giao dịch tìm kiếm khối lượng tăng khi giá vượt ra khỏi mô hình giá tiếp diễn. Nếu khối lượng nhỏ khi có một bứt phá, có nhiều khả năng sự bứt phá này sẽ thất bại.

Giới thiệu các mô hình giá tiếp diễn giúp kiếm lời hiệu quả

Tổng hợp

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Lê Hữu Phước Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả