24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vương Tuyên Đức
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giới phân tích bắt đầu lo ngại về lỗi chính sách của các ngân hàng trung ương

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã đưa ra một giọng điệu diều hâu về việc chống lạm phát thông qua chính sách tiền tệ, nhưng các nhà phân tích lo ngại vẫn có nhiều mối đe dọa tiềm tàng từ chiến lược thắt chặt liên tục của Fed.

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã cảnh báo rằng, nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với "một số nỗi đau" khi ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ, khiến thị trường chứng khoán trải qua phiên bán tháo một lần nữa do triển vọng suy thoái gia tăng.

Các thị trường trên khắp thế giới đã sụt giảm trở lại trong bối cảnh xác nhận rõ ràng rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ đang được đặt lên hàng đầu, điều này có khả năng làm trầm trọng thêm nguy cơ suy thoái khi các nhà hoạch định chính sách tập trung vào lãi suất huy động vốn như một công cụ chống lạm phát chính.

Tuy nhiên, trong một ghi chú nghiên cứu được công bố trong tuần này, các nhà phân tích tại CrossBorder Capital cho rằng, “khía cạnh thanh khoản định lượng” đang bị bỏ qua, với việc Fed cắt giảm bảng cân đối kế toán - hoặc thắt chặt định lượng - có tác động bất cân xứng đối với nền kinh tế.

“Fed xem thắt chặt định lượng hay nới lỏng định lượng hoạt động giống như một đơn vị điều hòa nền kinh tế, nhưng chúng tôi xem thắt chặt định lượng như một quả bóng đổ nát mà cuối cùng sẽ đảo ngược thành một nới lỏng định lượng khác”, CEO CrossBorder Capital, Michael Howell cho biết.

CrossBorder đã cảnh báo trước bài phát biểu của ông Powell’ tại hội nghị Jackson Hole rằng, nguy cơ đang gia tăng về “một lỗi chính sách lớn sắp tới” từ quá trình hành động của Fed, cụ thể là “tác động của thắt chặt định lượng quá mức đối với sự ổn định tài chính”.

Thắt chặt định lượng

Thắt chặt định lượng là một chiến thuật chính sách tiền tệ được các ngân hàng trung ương sử dụng để giảm thanh khoản và thu hẹp bảng cân đối kế toán, thường bằng cách bán trái phiếu chính phủ hoặc cho phép chúng đáo hạn và chuyển chúng ra khỏi số dư tiền mặt của các ngân hàng.

CrossBorder Capital tin rằng, các ngân hàng trung ương đang hút quá nhiều thanh khoản ra khỏi thị trường tài chính quá nhanh và theo ông, sự thay đổi diều hâu gần đây của một số nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể gây ra sự bất ổn của đồng euro và cuối cùng là sự xoay chuyển thanh khoản từ các ngân hàng trung ương vào năm 2023.

“Mối quan tâm của chúng tôi là thắt chặt định lượng hay nới lỏng định lượng có những tác động quá lớn đến sự ổn định tài chính, với mức thu hẹp gần 1/3 bảng cân đối kế toán của Fed được đề xuất tương đương với khoảng 5% điểm được thêm vào lãi suất quỹ liên bang”, ông Howell cho biết.

“Vào một thời điểm nào đó trong năm 2023, Fed sẽ buộc phải xoay trục để đưa bảng cân đối kế toán của mình tăng trở lại và đồng đô la Mỹ giảm xuống. Cho đến khi đạt được thời điểm này, vài tháng tới sẽ chứng kiến ​​mức thắt chặt định lượng lớn hơn. Điều này sẽ khiến thị trường kinh hoàng”, ông cho biết.

Mối quan tâm về thắt chặt định lượng được lặp lại bởi Kinh tế trưởng George Lagarias của Mazars, ông đã kêu gọi các nhà đầu tư quên những gì họ đã nghe từ ông Powell ở hội nghị Jackson Hole và thay vào đó tập trung vào bảng cân đối của Fed như một chỉ báo hàng đầu.

Fed đang tăng giới hạn thắt chặt định lượng từ 45 tỷ USD lên 95 tỷ USD. Trong khi đó vào tháng 9, ECB đang kết thúc việc nới lỏng định lượng, mặc dù với một chương trình nhằm hạn chế sự khác biệt giữa lãi suất đi vay ở các quốc gia thành viên mắc nợ nhiều và ít mắc nợ hơn.

“Liệu việc tăng giới hạn thắt chặt định lượng có hút tiền từ các thị trường với tốc độ nhanh không? Ý định thực sự của nó sẽ được thể hiện trong điều đó chứ không phải trong các bài phát biểu về chính sách”, nhà kinh tế trưởng Lagarias cho biết.

“Trong khi đó, các nhà đầu tư nên lo lắng về tác động dài hạn của lập trường của Fed. Sự suy thoái có thể trở thành một cuộc suy thoái sâu. Lạm phát có thể chuyển thành giảm phát”, ông cho biết thêm.

Ông lưu ý rằng, các thị trường mới nổi và các nhà xuất khẩu của Mỹ đã phải chịu ảnh hưởng của đồng đô la mạnh, trong khi người tiêu dùng đang trong tình thế khó khăn, đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại các ngân hàng trung ương đang thực hiện các chính sách đối với việc kiểm soát tiền lương trong cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt.

Đánh giá thấp tác động của thắt chặt định lượng?

Khi Fed quay trở lại danh mục đầu tư trái phiếu của mình vào năm 2018, động thái này có thể dẫn đến sự lặp lại của hiện tượng taper tantrum như năm 2013 - một đợt bán tháo mạnh trên thị trường tài chính, khiến ngân hàng trung ương phải điều chỉnh chính sách và làm chậm tốc độ bán tháo trái phiếu Kho bạc.

“Các ngân hàng trung ương lập luận rằng, họ có thể đủ khả năng để giảm lượng trái phiếu nắm giữ bởi vì các ngân hàng thương mại có nhiều dự trữ và không cần ngân hàng trung ương nắm giữ quá nhiều trái phiếu chính phủ phát hành,” Garry White, Giám đốc đầu tư tại Charles Stanley cho biết.

Các chính phủ sẽ nhắm đến việc bán một lượng trái phiếu đáng kể trong những năm tới, sau giai đoạn chính sách tài khóa đã trở nên lỏng lẻo chưa từng có do đại dịch Covid-19 diễn ra vào đầu năm 2020.

Trong khi đó, việc chấm dứt mua trái phiếu của ngân hàng trung ương sẽ đồng nghĩa với việc các chính phủ phải trả lãi suất cao hơn để giải quyết nợ của họ.

“Nếu các Ngân hàng Trung ương chuyển thành người bán trái phiếu chính phủ, thì khó khăn sẽ tăng lên. Trong thời điểm hiện tại, mục tiêu chính của Fed và ECB là chấm dứt mọi hoạt động mua trái phiếu mới và cho phép hết danh mục đầu tư các chính phủ phải trả nợ trái phiếu khi đáo hạn”, ông Garry White cho biết.

Beat Wittmann, chủ tịch Porta Advisors gần đây cũng đã cảnh báo về nguy cơ ngày càng tăng của một “tai nạn tài chính lớn” gây ra sự đầu cơ thị trường vào cuối năm nay.

“Danh sách các ứng cử viên có liên kết yếu khá dài và bao gồm các ngân hàng toàn cầu kiểu zombie ở châu Âu, các công ty được tài trợ bởi LBO (leveraged buyout - một hình thức mua lại công ty bằng việc sử dụng đòn bẩy lớn), các ngân hàng bóng tối dùng đòn bẩy quá mức và các thị trường mới nổi mắc nợ quá nhiều”, ông cho biết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả