Giới đầu tư bất an, ồ ạt thoát hàng
Phố Wall chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Sáu cuối tuần (18/1).
Tối ngày thứ Năm, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã vạch ra một kế hoạch kích thích kinh tế không gây ngạc nhiên cho Phố Wall, bao gồm khoản thanh toán tiền mặt 1.400 USD cho các hộ gia đình, tiền trợ cấp thất nghiệp và tiền phân phối vắc-xin Covid-19 cùng các khoản khác.
Trong khi đó, lo ngại về việc chậm triển khai vắc-xin Covid-19 cũng đè nặng lên tâm lý thị trường. Hôm thứ Sáu, hãng dược Pfizer xác nhận họ sẽ tạm thời giảm việc cung cấp vắc-xin Covid-19 sang châu Âu trong thờ gian thực hiện nâng cấp năng lực sản xuất lên 2 tỷ liều một năm.
Theo dữ liệu kinh tế của Mỹ, doanh số bán lẻ trong tháng 12 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp khi số ca nhiễm Covid-19 bùng phát kỷ lục mở ra vết thương mới trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp tháng 12 tăng 1,6%, cao hơn mức dự báo tăng 0,4%. Chỉ số sản xuất Empire State của Cục Dự trữ Liên bang khu vực New York cho thấy hoạt động của nhà máy ở New York đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp.
Chỉ số về tâm lý người tiêu dùng trong tháng này đã giảm nhẹ xuống 79,2 từ 80,7 trong tháng 12, theo nghiên cứu của Đại học Michigan.
Wells Fargo & Co, JPMorgan Chase và Citigroup công bố lợi nhuận quý 4 tốt hơn dự báo tuy nhiên không thể cứu vãn cố phiếu nhóm ngân thoát khỏi đà lao dốc trong phiên.
Trong tuần, Dow Jones giảm 0,91%, S&P 500 giảm 1,48% và Nasdaq Composite giảm 1,54%.
Chứng khoán châu Âu lao dốc trong phiên thứ Sáu, đánh dấu tuần giảm đầu tiên kể sau chuỗi 3 tuần liên tiếp trước đó trong bối cảnh các biện pháp đóng cửa đang được thắt chặt hơn, các chuyến hàng vắc-xin đến châu lục chậm trễ và các ca nhiễm Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc làm giảm hy vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng.
Tính chung cả tuần, chỉ số FTSE 100 giảm 2%, chỉ số DAX giảm 1,86% và CAC40 giảm 1,67%.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm do áp lực chốt lời, nhưng đà giảm được hạn chế nhờ đà đi lên của nhóm cổ phiếu công nghệ, sau khi nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC công bố lợi nhuận quý vừa qua tốt nhất từ trước đến nay.
Chứng khoán Trung Quốc giằng co khi giới đầu tư tỏ ra lo ngại về căng thẳng quan hệ với Mỹ gia tăng.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, được thúc đẩy bởi dòng tiền mạnh mẽ từ Đại lục thông qua chương trình kết nối chứng khoán.
Chứng khoán Hàn Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong hơn hai tháng khi chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu lớn.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,35%, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,1%, chỉ số Hang Seng tăng 2,50% và chỉ số KOSPI giảm 2,11%.
Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu giảm mạnh, chủ yếu do chịu sức ép của đồng USD mạnh lên và trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đứng ở mức cao trong 10 tháng.
Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,16%, giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 0,3%.
Tuần này, khảo sát về giá vàng của Kitco với 16 chuyên gia trên phố Wall, thì có 6 người dự báo vàng sẽ tăng giá, 6 người cho rằng giá vàng giảm và như vậy có 4 dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Đối với khảo sát trực tuyến, với 1.701 người tham gia thì 54,4% trong số đó tin rằng giá vàng sẽ tăng, 23,7% cho rằng giá vàng giảm và 21,9% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Giá dầu giảm mạnh trong phiên ngày thứ Sáu do lo ngại các thành phố Trung Quốc bị đóng cửa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận