GIL: Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ đối tác chiến lược hàng đầu thế giới Amazon
Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu GIL qua phân tích của NVC Team.
Triển vọng ngành dệt may năm 2021
Trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi. Đặc biệt, các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III/2021. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đối với mặt hàng quần áo tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa.
Trong năm 2021, với kỳ vọng cuộc sống trở lại bình thường, nhu cầu mua sắm của người dân sau một năm bị kìm nén sẽ tăng trưởng trở lại. Điều này giúp các hãng thời trang lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh, từ đó tác động tích cực đến các đơn hàng may truyền thống tại các nhà máy may tại Việt Nam. Thời gian qua, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước để khai thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA)… Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã khai thác lợi thế sản xuất trong nước để xuất khẩu sang châu Âu, hưởng lợi thế theo EVFTA. Theo các doanh nghiệp, cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo chất xúc tác để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy, chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu “made in Vietnam” nhiều hơn.
Tổng quan doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) có tiền thân là Công ty Cung ứng hàng xuất khẩu quận Bình Thạnh, được thành lập vào năm 1982. Trụ
sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh. Gilimex là một trong những công ty may và dệt gia dụng hàng đầu tại Việt Nam với một danh mục sản phẩm phong phú trong ngành sản xuất hàng dệt đa năng từ các vật dụng lưu trữ, dệt may gia đình, giỏ đựng đồ giặt, túi xách, balô, đồ dùng ngoài trời, hàng dệt may trẻ em cho đến chụp đèn.
Tổng quan bức tranh tài chính GIL
GIL là doanh nghiệp hưởng lợi theo Amazon trong cơn sóng thương mại điện tử. Kể từ khi hợp tác với Amazon (mặt hàng túi vải) năm 2016, doanh thu của GIL tăng trưởng rất tốt (trước 2016, doanh thu CAGR 4 năm là 6%, sau 2016 doanh thu CAGR 4 năm là 20%). Với việc thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ do dịch Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng, doanh thu và lợi nhuận của GIL được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, còn có một khách hàng lớn khác là IKEA. Theo báo cáo của Phu Hung Securities năm 2018, Amazon và IKEA chiếm tới 80% cơ cấu doanh thu của Gilimex.
Việc tập trung phân phối vào kênh các khách hàng bán lẻ nhiều kinh nghiệm như IKEA và Amazon, với xu hướng kinh doanh online chủ đạo, đã tạo nên lợi thế cạnh tranh đặc thù cho Gilimex khi toàn bộ đơn hàng đều được tiêu thụ nhanh chóng bởi quá trình “online hóa”. Ngoài may mặc, doanh nghiệp này dự kiến sẽ đầu tư mạnh vào mảng bất động sản khu công nghiệp.
Kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực:
Kết quả kinh doanh của GIL tăng trưởng tích cực trước tình hình đại dịch Covid xảy ra và ảnh hưởng đến các công ty cùng nhóm ngành. Ngược dòng giông bão, GIL thể hiện kết quả kinh doanh lạc quan. Lũy kế năm 2020, doanh thu của GIL đạt khoảng 3,456 tỷ đồng hoàn thành 138% kế hoạch doanh thu năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 307 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu tăng + 37%, lợi nhuận sau thuế tăng +81% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận tăng mạnh.
Tình hình tài chính ổn định, tài sản ngắn hạn luôn duy trì ở mức đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Lợi thế gián tiếp từ các doanh nghiệp cùng ngành:
Gilimex sở hữu 25% vốn cổ phần tại CTCP Dệt may Gia Định (Giditex) và chủ tịch HĐQT của Gilimex cũng là Tổng Giám Đốc của Giditex. Theo đó, Giditex hiện đang sở hữu cổ
phần tại nhiều công ty may khác bao gồm Công ty TNHH MTV Dệt Sài Gòn, CTCP SX-TM Sài Gòn (GMC), CTCP Dệt may Gia Định Phong Phú,… Trong thời gian tới, Gilimex sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A với các doanh nghiệp cùng ngành.
Hưởng lợi một phần từ đại dịch:
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy thương mại điện tử ngày càng phát triển. Doanh số bán lẻ ngành thương mại điện tử toàn cầu ước đạt 6.5 ngàn tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ CAGR vào khoảng 16% trong giai đoạn 2020 - 2023. Điều này cho thấy một xu hướng đi lên ổn định. Hơn nữa, thị phần thương mại điện tử ngày càng giai tăng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ toàn cầu. Theo Statista, ước tính năm 2021, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 18% doanh số bán lẻ toàn cầu.
Thị trường thương mại điện tử diễn biến tích cực sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lớn như Amazon. Amazon là nhà bán lẻ online hàng đầu tại Mỹ. Thị phần của Amazon ước đạt 50% vào năm 2021 tăng từ mức 47% vào năm 2020. Tình hình kinh doanh khả quan và tài chính mạnh của các khách hàng lớn của GIL (Amazon) sẽ là sự hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của GIL.
Kết quả kinh doanh 2021 đầy triển vọng
Sự ủng hộ từ trong và ngoài nước
Ngành may gia dụng đang chứng kiến sự tăng trưởng ổn định do các yếu tố thúc đẩy, như chi tiêu cho việc sửa sang nhà cửa gia tăng và người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với thiết kế đồ nội thất gia đình. Mỹ và Châu Âu là thị trường tiêu thụ hàng dệt may gia dụng lớn nhất, chiếm khoảng 60% lượng hàng nhập khẩu trên toàn cầu.
Là một trong những công ty thuộc nhóm ngành may mặc lớn nhất cả nước, GIL đương nhiên không đứng ngoài chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện các mặt hàng may mặc của Trung quốc bị đánh thuế 25%, Mỹ và châu Âu mong muốn Việt Nam thay thế Trung quốc trong chuỗi cung ứng này.
Mô hình kinh doanh của 2 khách hàng lớn hỗ trợ sự ngược dòng tích cực của GIL trong bối cảnh ngành dệt may gặp nhiều khó khăn do Covid-19. Amazon và IKEA là hai khách hàng lớn của GIL với giá trị đơn hàng chiếm khoảng 80% doanh thu của GIL. Mô hình hoạt động của 2 khách hàng này tập trung mảng bán hàng online. Do đó, khi việc mua sắm
online là sự lựa chọn thay thế mua sắm tại cửa hàng, đã ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp này, và góp phần cải thiện doanh thu của GIL.
Liên tục mở rộng quy mô sản xuất
Cuối năm 2019, GIL chỉ có 47 chuyền may, cuối năm 2020 có 79 chuyền may (tăng 32 chuyền may tương đương +68%). Cuối năm 2021 GIL dự kiến sẽ có 161 chuyền may, tăng 82 chuyền may tương đương +104% (tính đến tháng 7/2021 đã có 125 chuyền may tăng 46 chuyền may tương đương +58,2%). Dự đoán năm 2022 số chuyền may của công ty sẽ còn tiếp tục tăng cao vì nhu cầu thực tế là rất cao. Ngoài ra, trong khi các doanh nghiệp may khác phải tính toán chuyền may theo đơn hàng thì GIL nắm hoàn toàn quyền chủ động khi đầu ra do công ty lựa chọn.
Tăng trưởng mới từ định hướng phát triển khu công nghiệp Phú Bài 4
GIL dự định có kế hoạch đầu tư mảng KCN thông qua 1 công ty con do GIL sở hữu 95% là Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Gilimex với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.
Theo đó, Gilimex dự kiến triển khai dự án Khu Công nghiệp Phú Bài 4 theo tiêu chuẩn Singapore với vốn góp 255 tỉ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. Quy mô dự án ở mức 420 ha giai đoạn 1 và thêm 87 ha ở giai đoạn 2. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến ở mức 3.000 tỉ đồng.
KCN Phú Bài là KCN trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với vị trí tiếp giáp với tuyến đường tránh Quốc lộ 1 và có vị trí thuận lợi trên tuyến đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan nối 3 tỉnh, thành phố miền Trung là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Đà Nẵng. Trong đó, Khu Công nghiệp Phú Bài 4 tọa lạc tại Khu công nghiệp Phú Bài.
Bên cạnh vị trí thuận lợi, KCN Phú Bài là KCN lớn nhất và hoạt động sôi nổi nhất trong các KCN hiện có tại Thừa Thiên Huế. Hiện nay, KCN Phú Bài đã thu hút được nhiều dự án trong nước và nước ngoài (Mỹ, Đan Mạch, Bulgary, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý...) đầu tư vào các lĩnh vực như: sợi, may mặc, mộc mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ uống, v.v.
Định giá và khuyến nghị
Chúng tôi ước tính doanh thu thuần của GIL năm 2021 đạt khoảng 3,738 tỷ đồng (+8.2% YoY) và LNST ước đạt 317 tỷ đồng (+3% YoY) chủ yếu đến từ doanh thu may gia dụng.
Chúng tôi ước tính doanh thu may gia dụng năm 2021 đạt khoảng 3,451 tỷ đồng (+9.2% YoY) nhờ:
(1) Dư địa phát triển của thị trường dệt may gia dụng toàn cầu hỗ trợ gia tăng hoạt động sản xuất tại các nước gia công hàng dệt may gia dụng. Quy mô thị trường dệt may gia dụng toàn cầu dự kiến sẽ đạt khoảng 133 tỷ USD vào năm 2025
(2) Sự hỗ trợ từ các khách hàng lớn với tài chính vững mạnh như IKEA và Amazon. Đơn hàng từ các khách hàng lớn gia tăng tính đảm bảo cho doanh thu của GIL.
(3) Mô hình kinh doanh miễn nhiễm với rủi ro từ dịch Covid-19 mà cách doanh nghiệp khác đang phải đối mặt.
Khuyến nghị: Mua với giá mục tiêu 1 năm 87,000 VNĐ/cổ phiếu
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận