menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Gia Bách

Giao hàng tự động: “Cánh cửa” rộng mở cho ngành bán lẻ

Một trong những đột phá đổi mới nhất trong ngành bán lẻ hiện đại là việc sử dụng robot và phương tiện không người lái để thực hiện giao hàng tự động

Sự tăng trưởng của thương mại điện tử và hình thức bán hàng online đã kéo theo cuộc chạy đua của doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics nói chung và e-logistics nói riêng. Công nghệ số, AI đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp hậu cần và chuỗi cung ứng...

Công nghệ đã mở ra tương lai cho ngành bán lẻ trở nên hấp dẫn và đầy triển vọng. Từ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) để phân tích dữ liệu, đến việc sử dụng thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và internet vạn vật (IoT) để tạo ra những trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa mới và sáng tạo cho ngành bán lẻ.

THỜI CỦA ROBOT GIAO HÀNG

Cho đến gần đây, robot trong ngành bán lẻ chủ yếu hoạt động ở phía sau. Ví dụ, Amazon sử dụng robot trong các trung tâm hoàn tất đơn hàng để cải thiện hiệu quả cũng như độ an toàn khi di chuyển các pallet nặng. Amazon cho biết robot đã giúp họ lưu trữ thêm 40% hàng tại các kho.

Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp ở Mỹ như Agility Robotics, Figure AI và Boston Dynamics nằm trong số các doanh nghiệp đang chạy đua thiết kế robot có hình dạng và cách vận động linh hoạt giống như con người để sử dụng trong các trung tâm phân phối hàng hóa. Các robot này có khả năng đi bộ xung quanh nhà kho, tiếp cận các thùng hàng nằm trên kệ cao, lấy và di chuyển thùng hàng, thậm chí cả đóng gói, phân loại…

Một trong những đột phá đổi mới nhất trong ngành bán lẻ hiện đại là việc sử dụng robot và phương tiện không người lái để thực hiện giao hàng tự động. Điều này không chỉ cách mạng hóa lĩnh vực vận chuyển và giao nhận, mà còn đem lại tốc độ, hiệu quả và tiện lợi cho người tiêu dùng. Chẳng hạn, tại Nhật Bản - một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới, việc các vùng nông thôn dân cư thưa thớt khó tiếp cận các nhu yếu phẩm hàng ngày đã thúc đẩy các doanh nghiệp thử nghiệm robot giao hàng.

Giao hàng tự động: “Cánh cửa” rộng mở cho ngành bán lẻ

Bức ảnh được chụp vào ngày 13/1/2023 cho thấy robot giao hàng Hakobo của Panasonic đang bán đồ uống nóng và đồ ăn nhẹ tại khu Marunouchi của Tokyo.

Hisashi Taniguchi, Chủ tịch Công ty chế tạo robot ZMP có trụ sở tại Tokyo, cho biết công ty đã hợp tác với Tập đoàn bưu chính Japan Post Holdings trong quá trình thử nghiệm robot giao hàng ở Tokyo. Robot DeliRo được trang bị phần mềm lái xe tự động độc quyền của ZMP và có khả năng chịu tải tối đa là 50kg. Với nhiều camera tích hợp, robot DeliRo có thể phát hiện mọi thứ xung quanh nó. Rrobot được quy định tốc độ tối đa ở mức 6km/h để giảm thiểu khả năng “bị thương nặng” trong trường hợp va chạm.

Trong khi đó, robot Hakobo của Panasonic có thể tự đánh giá khi nào nên rẽ và có thể phát hiện chướng ngại vật, chẳng hạn như công trình xây dựng và xe đạp đang đến gần và dừng lại. Mỗi nhân viên tại trung tâm điều khiển Fujisawa giám sát 4 robot thông qua camera và được cảnh báo khi robot bị mắc kẹt hoặc dừng lại do chướng ngại vật. Ở những khu vực có nguy cơ cao như nút giao thông, Hakobo được lập trình để chụp và gửi hình ảnh đèn giao thông ngay lúc đó cho người điều khiển và chờ hướng dẫn.

FedEx, Amazon, Uber và những hãng khác cũng đã tung ra các robot giao hàng trên vỉa hè. Andrew Curtis, người đứng đầu các hoạt động của Starship Technologies, nhà sản xuất robot giao hàng lớn nhất thế giới có trụ sở chính ở Mỹ và Vương quốc Anh, cho biết robot không phải là chuyện của tương lai mà là chuyện của hiện tại. Starship Technologies cho biết số lượng đơn hàng của họ trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần vào năm ngoái. Robot của hãng được thiết lập sẵn lộ trình giao hàng, di chuyển dọc theo vỉa hè, sử dụng camera cũng như cảm biến để băng qua đường và tránh chướng ngại vật.

Tại Hàn Quốc, Công ty Korea Seven Co., nhà điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết công ty này sẽ cung cấp dịch vụ giao hàng bằng robot tự lái tại một số khu vực có chọn lọc ở phía Nam thủ đô Seoul cho đến tháng 10 năm nay. Tùy từng khu vực, chi phí giao hàng bằng robot sẽ ở mức 1.000 won (0,78 USD). Ngoài ra, Korea Seven cũng đã thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái. Một lãnh đạo của Korea Seven cho hay sau đại dịch, dịch vụ giao hàng của các cửa hàng tiện lợi trong khoảng cách ngắn đã trở nên quan trọng hơn, làm dấy lên hy vọng về dịch vụ giao hàng bằng robot...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại