Giao dịch theo xu hướng trong phân tích kỹ thuật
Giao dịch theo xu hướng là một phương pháp giao dịch tư duy cùng chiều với dòng tiền lớn. Phương pháp này phù hợp với nhà đâu tư cá nhân do dễ sử dụng, thường đem lại khả năng thành công cao hơn trong mỗi hoạt động giao dịch. Trong bài biết này mình sẽ gới thiệu cho các bạn về khái niệm, cách xác định xu hướng và chiến lược cụ thể trong giao dịch.
I. Định nghĩa về xu hướng trong phân tích kỹ thuật
1. Xu hướng là gì? Các khái niệm cơ bản
Xu hướng là sự dịch chuyển có hướng của giá trong một khoảng thời gian đủ dài. Theo thời gian, xu hướng được chia làm 3 loại: xu hướng dài hạn (từ 5 năm trở lên), xu hướng trung hạn (từ 1 đến 5 năm) và xu hướng ngắn hạn ( nhỏ hơn 1 năm). Trong phân tích kỹ thuật, sự hình thành của một xu hướng cũng thể hiện ý chí dòng tiền lớn tham gia đang đồng thuận theo hướng nào.
2. Phân loại xu hướng
Có 3 dạng xu hướng: Tăng, giảm và đi ngang
3. Xu hướng đồng thuận trên các khung thời gian
a. Xu hướng đồng thuận
Sự đồng thuận về xu hướng là giá dịch chuyển theo một hướng trên cả khung thời gian ngắn ngày và dài ngày. Nếu giá cùng đồng thuận trên cả 2 khung thời gian thì giá đang hình thành xu hướng mạnh. Ví dụ minh họa.
Trong ví dụ bên dưới, PNJ đang trong xu hướng tăng dài hạn với các đáy cao hơn rất rõ ràng. Trong khi đó, trạng thái ngắn hạn cũng đang cho thấy cổ phiếu này cũng đang trên đã tăng đồng thuận với xu hướng tăng dài hạn.
b. Xu hướng nghịch
Xu hướng nghịch xảy ra khi khung đô thị dài hạn xác nhận xu hướng tăng hoặc giảm, nhưng khung đô thị ngắn hạn đang hình thành xu hướng giảm hoặc tăng.
Ví dụ minh họa:
Trong ví dụ bên dưới, VCS đang trong xu hướng tăng dài hạn với đẩy cao hơn, nhưng trong ngắn hạn cổ phiếu này đang điều chỉnh với các nhịp giảm đáy thấp hơn.
II. Cách xác định xu hướng
Có 2 cách tổng quát để xác định xu hướng.
- Sử dụng chỉ báo kỹ thuật.
- Sử dụng đường xu hướng
1. Sử dụng chỉ báo kỹ thuật
a. Chỉ báo đường trung bình động (Moving Average)
Đây là chỉ báo đo lường mức giá trun, bình của cổ phiếu/ chỉ số trong một khoảng thời gian nhất định, đường trung bình được vẽ bằng cách nối các điểm trung bình này lại với nhau. Ví dụ: đường trung bình 20 ngày – MA (20) là tập hợp của các mức giá trung bình 20 phiên, Cách sử dụng để xác định xu hướng
So sánh diễn biến của giá cổ phiếu/chỉ số so với đường trung bình di động nếu giả đang vận động trên đường trung bình thì xu hướng hiện tại đang là xu hướng tăng và ngược lại giá đang nằm dưới đường trung bình thì xu hướng hiện tại đang là xu hướng giảm. So sánh diễn biến của 2 đường trung bình di động với nhau. Nếu đường trung bình ngắn hạn nằm trên đường trung bình dài hạn thì xu hướng đó là tăng và ngược lại.
Ví dụ minh họa:
Hình trên cho thấy cổ phiếu MWG đang hình thành xu hướng tăng rất rõ ràng, giá nằm trên các đường trung bình di động 100 ngày và cả 200 ngày thể hiện giá đang có xu hướng tăng trung hạn. Ngoài ra, đường MA(100) cũng vận động trên đường MA(200) cũng cho thấy cổ phiếu này đang có xu hướng tăng dài hạn.
b. Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD được xây dựng dựa trên phương pháp so sánh biến động của các đường trung bình di động với nhau.
Cách sử dụng để xác định xu hướng:
- Xu hướng tăng sẽ được xác nhận khi MACD cắt lên đường Signal và MACD cắt lên trên ngưỡng 0
- Xu hướng giảm giảm sẽ được xác nhận khi MACD cắt xuống đường tín hiệu và MACD cắt xuống ngưỡng 0
Lưu ý:
- Độ tin cậy sẽ càng cao khi chỉ báo này đưọc áp dụng trên khung đồ thị lớn.
- MACD có độ nhạy tốt hơn so với chỉ báo MA.
Ví dụ minh họa:
MWG xác nhận xu hướng tăng vào khoảng thời gian tháng 10/2015 khi chỉ báo MACD hình thành tín hiệu giao cắt lên đường Signal và MACD cũng đã xác nhận cắt lên ngưỡng 0 để hình thành xu hướng tăng.
III. Chiến lược giao dịch theo xu hướng
1. Một số quy tắc chung về xu hướng
Xu hướng là bạn
Việc giao dịch trong một thị trường có xu hướng thường dễ dàng hơn khi thị trường không có xu hướng ( tích lũy). Bởi xu hướng được hình thành từ ý chí của dòng tiền lớn dẫn dắt, nếu xu huớng đang là tăng thì ý chí dòng tiền lớn đang nghiêng về chiều hướng mua, nếu xu hướng đang là giảm thì ý chí dòng tiền lớn đang nghiêng về chiều hướng giảm.
Một điều phải thừa nhận là việc chúng ta tư duy cùng chiều với dòng tiền lớn thường đem lại khả năng thành công cao hơn trong mỗi hoạt động giao dịch. Việc đi ngược lại ý chí của dòng tiền lớn dẫn dắt thường không đem lại thành quả tốt về dài hạn.
Do đó, giao dịch cùng tư duy với dòng tiền hay giao dịch bám theo xu hướng chính của giá khiến cho hoạt động giao dịch trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt đối với nhà đầu tư cá nhân.
2. Các chiến lược giao dịch theo xu hướng
a. Chiến lược mua khi giá điều chỉnh
Ưu điểm & Nhược điểm
Ưu điểm:
- Tối ưu được giá vốn thấp
- Thích hợp với vốn nguồn vốn lớn canh giải ngân từ từ
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát được thời gian khi nào dòng tiền lớn quay trở lại, do đó sẽ gặp tình trạng bị giam vốn trong một khoảng thời gian.
- Khả năng kiểm soát rủi ro kém hơn.
Xác định các vùng hỗ trợ tiềm năng
- Xác định hỗ trợ dựa vào các đuờng trung bình động
- Xác định hỗ trợ bằng thang Fibonacci
- Xác định hỗ trợ qua nền giá trước đó
Ví dụ chiến lược mua khi giá điều chỉnh:
Sau một nhịp tăng mạnh, giá xuất hiện nhịp điều chỉnh trước áp lực chốt lời của các nhà đầu tư mua trước đó.
- Qua phương pháp xác định hỗ trợ bằng cách nhìn về nền giá trước đó, chúng ta nhận thấy vùng giá 3.5 là vùng hỗ trợ đáng tin cậy trong nhịp điều chỉnh lần này.
- Giá điều chỉnh với thanh khoản thấp cho thấy áp lực bán ra đã cạn kiệt
- Chỉ báo MACD cắt lên đường Signal báo hiệu nhịp điều chỉnh sắp kết thúc để mở ra xu thế tăng mới
Cổ phiếu này sau đó có phản ứng tốt với vùng hỗ trợ, và nhịp giá bật nảy trở lại ở những phiên sau đó là cơ hội mua mới đối với cổ phiếu này.
b. Chiến lược mua khi giá bứt phá ( Break - out)
Ưu điểm & Nhược điểm
Ưu điểm:
- Tối ưu hóa được khả năng xoay vòng vốn.
- Kiểm soát tốt quản trị rủi ro hơn.
Nhược điểm:
- Chấp nhận rủi ro mua đuổi giá cao để đổi lấy có khả năng tăng giá nhanh
- Khó có thể giải ngân cùng lúc với các cổ phiếu có thanh khoản trung bình thấp.
Xác định kháng cự tiềm năng
Ví dụ minh họa chiến lược mua khi giá bứt phá ( Break-out)
Cổ phiếu này có những đặc điểm cơ bản để hình thành mô hình Break-out chuẩn:
- Giá bứt phá mạnh qua 3 đỉnh trước đó
- Bứt phá với thanh khoản đột biến
- MACD cắt lên trên đường Signal và MACD lớn hơn 0 thể hiện xu hướng tăng được mở ra.
Kết quả là giá tăng hơn 200% chỉ trong vòng 8 tháng!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận