Giải pháp nào để bình ổn lãi suất cho vay?
Chiều 1/10, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội qua 3/4 chặng đường của năm 2022 và giải đáp, làm rõ các vấn đề dư luận xã hội và báo chí quan tâm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ phát biểu tại họp báo - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Tham dự họp báo có đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Công an và Ngân hàng Nhà nước.
Mở đầu họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, giới thiệu về các nội dung chính của Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, vừa kết thúc vào sáng nay, 1/10.
Phiên họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tháng 9 và 3 quý đầu năm 2022; chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Giải pháp để bình ổn lãi suất cho vay
Trong bối cảnh đó, để đối phó với lạm phát và giảm bớt tác động từ bên ngoài, Ngân hàng Trung ương các nước đã tăng mạnh lãi suất điều hành. Tính từ đầu năm 2022, có 262 lượt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương các nước. Điều này cho thấy cuộc chiến chống lạm phát trên toàn thế giới đang diễn ra rất quyết liệt và Ngân hàng Trung ương các nước rất kiên quyết để thực hiện nhiệm vụ này.
Về phía chúng ta, mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ là điều hành các công cụ để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô cũng như hỗ trợ phục hồi kinh tế, đặc biệt ổn định các thị trường, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thời gian qua, điều hành của NHNN cũng đã bám sát nhằm hướng tới mục tiêu này. Trong 8 tháng năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành và đến tháng 9, lần điều chỉnh gần đây nhất của Fed, NHNN có tăng một số mức lãi suất trần tiền gửi cho các ngân hàng thương mại. Mục tiêu của việc này là bảo đảm nhiệm vụ chúng ta đặt ra từ đầu là ưu tiên cho kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm duy trì lãi suất thực dương cho lãi suất tiền gửi để hài hòa lợi ích của các bên tham gia trên thị trường tiền tệ.
Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thể tiếp tục duy trì thu hút tiền gửi và có nguồn tài chính cho vay, hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Về câu hỏi của nhà báo là tăng trần lãi suất huy động tiền gửi như vậy thì giải pháp bình ổn lãi suất cho vay những tháng cuối năm như thế nào? Như các bạn đã biết, Chính phủ đã có chỉ đạo về mặt nguyên tắc, NHNN khi điều chỉnh lãi suất này cũng đã tính đến mục tiêu này. Do đó, trong số trần lãi suất điều chỉnh tăng thì NHNN tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi, đồng thời giữ nguyên trần lãi suất cho vay. Thể hiện việc điều hành của NHNN đã hướng đến các mục tiêu ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
Đồng thời chúng tôi cũng vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát để tiết giảm các chi phí hoạt động. Qua đó tạo điều kiện về mặt tài chính để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới.
Việc mua bán điện giữa 2 doanh nghiệp dựa trên hợp đồng mua bán đã ký
Chính vì vậy mới có việc vừa qua là từ 1/9, EVN đã thông báo sẽ không mua 172 MW này nữa. Còn 278 MW vẫn mua bình thường. Phía Bộ Công Thương cũng đã tổ chức cuộc họp gồm có EVN và Công ty Trung Nam và cũng đã có Thông báo ngày 11/3/2022 nói rất rõ việc huy động nhà máy điện, mua bán điện giữa 2 doanh nghiệp dựa trên hợp đồng mua bán đã ký, khả năng truyền tải công suất của lưới điện và nhu cầu phụ tải hệ thống điện từng thời điểm để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Chúng tôi cũng đã chờ đợi và yêu cầu EVN là việc khai thác, huy động nguồn điện thuộc thẩm quyền của EVN trên cơ sở các thỏa thuận, hợp đồng đã ký giữa 2 bên và quy định của pháp luật khác liên quan. Và đối với Công ty Trung Nam chúng tôi yêu cầu phải hợp tác với EVN để được xem xét giải quyết trên cơ sở hợp đồng 2 bên đã ký. Yêu cầu Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam khẩn trương phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan để hoàn thành hồ sơ nghiệm thu công trình theo quy định của pháp luật và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sau đó có văn bản nghiệm thu của chủ đầu tư theo đúng quy định của pháp luật và các quy định khác. Phía Bộ Công Thương khẳng định, trong chức năng thẩm quyền của mình sẽ tiếp tục phối hợp với chủ đầu tư, EVN, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để thực hiện theo thẩm quyền và đúng theo quy định pháp luật hiện hành.
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023
Xin cho biết về tiến độ cấp phép bay với hãng hàng không chở hàng của ông Jonathan Hạnh Nguyễn? Vì sao phải rà soát quốc tịch của cổ đông?
Nguyên nhân chính là do tổng lượng vốn đầu tư công năm 2022 nhiều hơn tổng lượng vốn đầu tư công năm 2021 nên tỷ trọng % có thể thấp hơn một chút, nhưng hệ số tuyệt đối về vốn thì cao hơn, dẫn đến kết quả là vốn đầu tư công giải ngân năm 2022 cao hơn về số tuyệt đối so với năm 2021 là 16%.
Với kết quả giải ngân như thế này cũng là một phần nguyên nhân tác động đến tăng trưởng GDP của quý III cũng như 9 tháng đầu năm 2022.
Kết quả tăng trưởng GDP là tổng hòa của rất nhiều nguyên nhân, từ tác động của tăng trưởng kinh tế các ngành, các cấp, các lĩnh vực, các địa phương, các chủ thể kinh tế… Xu thế chung năm 2022 đối với nền kinh tế nước ta là sự phục hồi ngoài dự báo của rất nhiều tổ chức quốc tế và trong nước cũng như các chuyên gia. Kết quả thực tiễn cho thấy kết quả chúng ta đạt rất tích cực.
Câu hỏi tiếp theo của nhà báo về dự báo tăng trưởng GDP 2022, trong báo cáo tham mưu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Chính phủ đã đưa ra các kịch bản tăng trưởng của GDP nước ta trong quý IV cũng như cả năm 2022. Kết quả dự báo đặt ra 2 kịch bản.
Kịch bản thấp: dự kiến trong quý IV đánh giá là vẫn còn nhiều khó khăn, khó đoán định. Bối cảnh rất khó để chúng ta có thể dự báo được một con số chính xác kết quả vài tháng tới và dự báo càng dài hạn thì càng khó hơn. Chúng tôi đã đưa ra các kịch bản, phương án thấp là phương án gặp nhiều khó khăn thì cả năm 2022, tăng trưởng đạt 7,5%.
Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến như hiện nay, không có đột biến, thuận lợi đối với nền kinh tế nước ta từ bên ngoài, chúng ta dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 8%.
Trong các báo cáo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu để báo cáo xin ý kiến Trung ương cũng như xin ý kiến các cấp có thẩm quyền về các nhận định, đánh giá về bối cảnh tình hình cũng như về khả năng có thể đạt được kết quả năm 2022 thì chúng ta có thể đưa ra nhận định GDP tăng trưởng khoảng 8%.
Về triển vọng kinh tế 2023, qua nhận định bối cảnh tình hình 2023 vẫn là khó khăn, thách thức, thuận lợi đan xen, nhưng khó khăn thì nhiều hơn và thậm chí còn khó hơn. Tại sao lại nói như vậy?
Thứ nhất là vấn đề sức ép lạm phát và tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2023 là vô cùng khó khăn. Có thể nói rằng vấn đề lạm phát toàn cầu, đặc biệt là lạm phát của các nền kinh tế lớn, các đối tác của nước ta khó có thể kết thúc trong 1-2 tháng tới và có thể kéo dài thêm và chắc chắn sẽ sang năm 2023.
Lạm phát này qua phân tích của các chuyên gia tại các diễn đàn kinh tế vừa qua có thể thấy với các chính sách kiểm soát lạm phát mang tính cường độ rất cao của các nền kinh tế lớn thì rất dễ dẫn tới suy thoái kinh tế. Và để khắc phục tình trạng lạm phát cao dẫn đến suy thoái thì thời gian để phục hồi, phát triển và vượt qua không hề ngắn chút nào.
Do vậy, chúng tôi dự báo bối cảnh tình hình kinh tế thế giới 2023 rất khó khăn.
Bối cảnh thứ 2 chúng ta cần hết sức lưu ý là xung đột Nga – Ukraine hiện nay chưa có dấu hiệu kết thúc. Cuộc xung đột này kéo theo một vấn đề chúng ta rất lo ngại là năng lượng. Vấn đề năng lượng quyết định rất nhiều đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như các nước và nước ta.
Kinh nghiệm vừa qua cho thấy khi cuộc xung đột nổ ra thì chúng ta rất vất vả trong điều hành giá xăng dầu cũng như lạm phát. Bối cảnh này khiến việc đoán định càng khó hơn là sẽ diễn biến theo chiều hướng nào cũng như cường độ, mức độ tăng giảm ra sao. Do vậy chúng tôi cũng dự báo đây là một nhân tố bất lợi trong năm 2023 đối với nền kinh tế nước ta. Căng thẳng này nếu đẩy lên một mức độ cao hơn nữa có thể sẽ dẫn tới các hệ lụy vô cùng khó cho an ninh năng lượng, an ninh lương thực, nguồn cung hàng hóa. Đó là vấn đề chúng ta rất lo ngại và cần phải nắm chắc tình hình để có chính sách ứng phó kịp thời.
Và nguy cơ cuối cùng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế năm 2023 là tác động của các vấn đề nguy cơ phi truyền thống như bão lũ, dịch bệnh. Với những bối cảnh trên, chúng tôi đã đưa ra một con số báo cáo với Chính phủ lựa chọn một kịch bản tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5%.
Một là việc xác định quốc tịch cổ đông để chúng ta biết được tư cách của doanh nghiệp đó thuộc thể loại nào. Theo quy định hiện hành của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thì trong một công ty có nhiều cổ đông mà có 2 cổ đông quốc tịch nước ngoài thì cách ứng xử khác, vì khi đó doanh nghiệp là doanh nghiệp nước ngoài. Giữa doanh nghiệp 100% vốn trong nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là áp dụng chính sách khác.
Thứ hai, hiện nay theo quy định của Luật Quốc tịch 2014, một số trường hợp người Việt Nam mang 2 quốc tịch, và trong quy định về hướng dẫn Luật đầu tư thì cũng có các tình huống ứng xử với nhà đầu tư mang 2 quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam để có các quy định trình tự thủ tục cụ thể đối với các trường hợp cụ thể. Do vậy vấn đề đặt ra là xác định cổ đông đó, nhất là cổ đông sáng lập, cổ đông thành lập để có cách ứng xử phù hợp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận