Giá vàng châu Á giảm khi đồng USD vẫn gần mức 'đỉnh' của 20 năm
Giá vàng châu Á giao dịch trong biên độ hẹp vào phiên 23/9 trong bối cảnh đồng USD vẫn gần mức “đỉnh” của 20 năm. Trong khi đó, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất cũng gây áp lực cho kim loại quý này.
Khoảng 13 giờ 58 phút theo giờ Việt Nam, giá bạc giao ngay đi ngang ở mức 1.670,19 USD/ounce, còn giá vàng Mỹ giảm 0,2% xuống 1.678,20 USD/ounce.
Giám đốc Ajay Kedia của công ty hàng hóa Kedia Commodities, Mumbai dự báo giá vàng sẽ tiếp tục thay đổi trong thời gian tới, vì thị trường đã không để ý đến việc Mỹ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Đó là lý do tại sao ông nhận thấy giá không giảm mạnh.
Ông Ajay Kedia cũng dự đoán mức hỗ trợ của vàng là 1.650 USD/ounce và mức kháng cự là 1.720 USD/ounce. Những dự báo về việc lãi suất tăng hơn nữa đang hạn chế đà tăng của vàng.
Một số ngân hàng trung ương, từ Indonesia đến Na Uy, đã tăng lãi suất trong ngày 22/9, sau khi Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp.
Hành động của các ngân hàng trung ương lớn đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu.
Mặc dù vàng được xem là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ lạm phát và bất ổn kinh tế, song lãi suất tăng làm lu mờ sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Giá vàng đã giảm gần 20% kể từ khi leo lên trên ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce hồi tháng 3/2022.
Chỉ số đồng USD vẫn quanh mức cao nhất kể từ năm 2002, ghi nhận được hôm 22/9 và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm chạm mức cao nhất của 11 năm nhờ triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,3% xuống 19,60 USD/ounce, giá palladium giảm 1% xuống 2.148,01 USD/ounce. Giá bạch kim giảm 0,7% xuống 894,27 USD/ounce và giảm 1,8% trong tuần này, tuần giảm đầu tiên trong ba tuần.
Cuối ngày 23/9 giá vàng SJC tại Hà Nội được công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mốc: 65,8 - 66,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận