24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Văn Thái
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giá phân bón liên tục leo thang, cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất trong nước?

Ngày 10/03, chính quyền Nga đã quyết định ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước này được nối lại bình thường. Điều này dấy lên khả năng giá phân bón còn có thể tăng lên mức kỷ lục mới. Trước những biến động về giá phân bón thế giới, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cũng là cơ hội rất lớn đối với các nhà sản xuất trong nước.

Giá phân bón thế giới có thể đẩy lên mức cao mới

Việc tạm ngưng xuất khẩu phân bón xuất phát từ đề xuất từ Bộ Thương mại và Công nghiệp của Nga. Trước đó, họ đã đề xuất “tạm ngưng” xuất khẩu phân bón. Đây là một dấu hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt đã áp lên sau khi Nga tiến công vào Ukraine có thể tác động tới các quốc gia khác. Nhiều công ty vận tải biển quốc tế đã tạm ngưng gần như toàn bộ hàng hóa đến và đi từ Nga để tuân theo lệnh trừng phạt.

Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6.6 tỷ USD và Canada với 5.2 tỷ USD, Mỹ đứng thứ tư với 3.56 tỷ USD. Năm 2019, Nga xuất khẩu tới 8.58 tỷ USD phân bón, mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 7 của Nga.

Nga sản xuất 50 triệu tấn phân bón hàng năm, chiếm 13% sản lượng trên thế giới. Nước này là nhà xuất khẩu lớn về phân kali, phân lân và phân bón chứa nitơ.

Theo đánh giá, động thái mới của Nga có thể khiến nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt một lượng lớn, từ đó đẩy giá phân bón tiếp tục tăng do tác động của dịch COVID-19, kéo theo giá lương thực có thể tăng trên toàn cầu.

Trên thực tế, ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, giá phân bón đã tăng khá mạnh. Đến ngày 10/03, giá hợp đồng phân bón urea giao tháng 4/2022 được giao dịch ở mức 872.5 USD/tấn tại Mỹ vào ngày 10/03/2022, tăng 45% so với thời điểm 24/02/2022.

Giá phân bón liên tục leo thang, cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất trong nước?
Giá hợp đồng Ure giao sau. Đơn vị tính: USD/tấn

Cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xung đột Nga – Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây cũng như phản ứng tứ phía Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới. Bộ đánh giá, Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của chiến sự Nga – Ukraine, đặc biệt là các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho các hoạt động xuất nhập khẩu.

Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).

Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) nhận định do chiến tranh, việc vận chuyển ammoniac từ Nga qua cảng Yuzhny, Ukraine (nay gọi là cảng Pivdenny) cũng bị ảnh hưởng mạnh mặc dù Nga chỉ sản xuất dưới 10% ammonia toàn cầu (đứng đầu là Trung Quốc chiếm 32%, tiếp sau là Nga, Ấn Độ, Mỹ).

Trước những biến động về giá phân bón như trên, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như: Urea, DAP, Supe lân, lân nung chảy, nitrat amon, NPK, trong khi đó, phân SA và kali phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Năm 2021, sản xuất trong nước bao gồm các loại urea của 4 nhà máy, DAP của 2 nhà máy, phân bón chứa lân (bao gồm lân nung chảy, supe lân), các loại phân bón NPK,…của hàng trăm nhà máy khác đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 6 % so với cùng kỳ.

Năm 2021, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 3.5 triệu tấn phân bón các loại từ urea, đến DAP, supe lân, lân nung chảy, NPK,.. Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) sản xuất 1.035 triệu tấn, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) sản xuất 898,000 tấn (bao gồm urea, NPK, phân bón hữu cơ,..).

Giá phân bón liên tục leo thang, cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất trong nước?
Giá phân bón tăng mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước

Các công ty sản xuất phân bón khác như Công ty Apromaco, Công ty Tiến Nông, Công ty Phân bón Hà Lan, Công ty Phân bón Việt Nhật, Công ty Phân bón Ba Con Cò, Tập đoàn Quế Lâm, Tổng công ty Phân bón Sông Gianh, Nhà máy Amon Nitrat của Tổng công ty Hóa chất mỏ thuộc TKV)… đều đạt kết quả sản xuất khả quan.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, sản lượng xuất khẩu phân bón các loại 2 tháng đầu năm 2022 đạt gần 353 ngàn tấn, tăng 72% so cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu đạt gần 242 triệu USD, gấp 3.9 lần.

Giá phân bón liên tục leo thang, cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất trong nước?
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả