menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Hoàng Sơn

Fitch Ratings: Ít nhất 10 doanh nghiệp bất động sản lớn của Trung Quốc sẽ thiếu tiền mặt trong năm sau

Những tháng gần đây, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một cuộc khủng hoảng nợ khi mà tình trạng thiếu tiền mặt đã đẩy tập đoàn bất động sản Evergrande đến bờ vực thẳm.

Ước tính khoảng 1/3 trong tổng số 40 công ty bất động sản Trung Quốc được tổ chức Fitch Ratings xếp hạng có thể đương đầu với tình trạng thiếu tiền mặt trong kịch bản tệ hại khi mà doanh số bán nhà bị lo ngại giảm đến 30% trong năm sau.

Theo CNBC dẫn báo cáo công bố ngày 20/12/2021 của Fitch Ratings, chừng nào những căng thẳng trên thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn còn kéo dài, rủi ro niềm tin người tiêu dùng suy giảm lại càng lớn.

Những tháng gần đây, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một cuộc khủng hoảng nợ khi mà tình trạng thiếu tiền mặt đã đẩy tập đoàn bất động sản Evergrande đến bờ vực thẳm. Cuối cùng, Evergrande đã bị tuyên bố vỡ nợ trong tháng này còn nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang có nhiều vấn đề về tài chính. Một số doanh nghiệp đã không trả được các khoản lãi suất còn nhiều doanh nghiệp khác cũng đang có những dấu hiệu căng thẳng.

Doanh số bán bất động sản giảm cùng với niềm tin của người mua nhà. Doanh số bất động sản trong tháng 11 giảm 16,31% so với cùng kỳ năm ngoái và như vậy ghi nhận tháng giảm thứ 5 liên tiếp. Doanh số bán nhà mới tháng 11 giảm 0,3% so với tháng liền trước và như vậy ghi nhận mức giảm sâu nhất tính từ tháng 2/2015.

Trong báo cáo của mình, Fitch nhấn mạnh rằng trong kịch bản xấu khi mà doanh số bán bất động sản nhà ở giảm khoảng 30%, 12 trong tổng số khoảng 40 doanh nghiệp bất động sản sẽ có thể có dòng tiền âm. Còn theo kịch bản đỡ xấu hơn của Fitch, việc doanh số bán nhà giảm 15% sẽ có thể dẫn đến việc khoảng 13% các doanh nghiệp bất động sản được xếp hạng đương đầu với tình trạng thiếu tiền mặt.

Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đương đầu với các khoản trái phiếu đáo hạn ước tính khoảng 19,8 tỷ USD phát hành bằng đồng USD trong quý đầu tiên của năm 2022 và 18,5 tỷ USD trong quý tiếp theo, theo cảnh báo của chuyên gia phân tích thuộc Nomura Securities. Khoản tiền trái phiếu đáo hạn này gần gấp đôi con số 10,2 tỷ USD trái phiếu đồng USD đáo hạn trong quý 4/2021.

Những doanh nghiệp bất động sản được xếp hạng B sẽ đương đầu với áp lực tăng dần trong việc trả nợ nước ngoài. Các doanh nghiệp được xếp hạng A cũng đương đầu với rủi ro vỡ nợ tuy nhiên mức độ an toàn thấp hơn.

Tập đoàn bất động sản Kaisa Holdings, vào năm 2015 từng là một trong những doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên vỡ nợ trên thị trường quốc tế, mới đây công bố đã không thể trả được lợi suất với một số khoản trái phiếu bằng đồng USD, đồng thời cũng đang đối thoại với chủ nợ về kế hoạch tái cơ cấu.

Theo Wall Street Journal, ngành bất động sản của Trung Quốc cho đến nay đã chịu nhiều áp lực từ các biện pháp hạn chế của chính phủ bởi hoạt động cho vay bị siết chặt và doanh số bán nhà giảm. Đợt bán mạnh trên thị trường trái phiếu đã khiến cho thị trường không còn các đợt phát hành trái phiếu mới, chính vì vậy các doanh nghiệp bất động sản không còn công cụ tái cấp vốn các khoản nợ bằng đồng USD.

Kaisa cho biết doanh nghiệp không trả được khoản tiền lãi với khoản trái phiếu 400 triệu USD lợi suất 6,5% đáo hạn ngày 7/12, đồng thời không trả được 105 triệu USD lãi suất quá hạn với 3 đợt trái phiếu phát hành khác.

Đại diện của Kaisa cho biết doanh nghiệp đang có đối thoại với các trái chủ về quá trình tái cơ cấu các khoản nợ toàn diện với các khoản trái phiếu phát hành ở nước ngoài. Cho đến nay, công ty đã thuê công ty tư vấn Houlihan Lokey làm tư vấn tài chính và công ty luật Sidley Austin làm tư vấn luật. Houlihan hiện cũng đang đảm đương vai trò tư vấn cho tập đoàn Evergrande và công ty bất động sản khác gần đây cũng mới vỡ nợ là Fantasia.

Tập đoàn Kaisa hiện đang đối thoại với các chủ nợ nắm giữ lượng lớn nợ quốc tế. Các trái chủ hiện đang đề xuất về gói cấp vốn 2 tỷ USD cho Kaisa với nhiều lựa chọn khác bao gồm quyền chọn cổ phiếu, trái chủ có chuyển đổi, các khoản vay và nhiều công cụ khác.

Trong tháng 11/2021, tập đoàn chỉ bán được tổng số bất động sản trị giá 1,01 tỷ nhân dân tệ tức tương đương 157 triệu USD. Con số này tương đương 8% so với cùng kỳ năm trước khi Kaisa công bố doanh thu bán hàng đạt 12,52 tỷ nhân dân tệ. “Dù rằng tập đoàn vẫn tiếp tục phát triển và bán các bất động sản theo cách kinh doanh thông thường, niềm tin của các nhà đầu tư khi giao dịch bất động sản giảm đáng kể”, Kaisa công bố.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại