menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Anh Đức

Fed tính giảm quy mô bảng cân đối 95 tỷ USD/tháng

Các quan chức Fed tại cuộc họp tháng 3 nhất trí sẽ bắt đầu giảm quy mô bảng cân đối kế toán với tốc độ 95 tỷ USD/tháng, khả năng cao từ tháng 5.

Các quan chức Fed cùng thảo luận cách họ có thể giảm hàng nghìn tỷ USD trái phiếu họ đang nắm giữ trong cuộc họp tháng 3, với sự nhất trí xung quanh con số 95 tỷ USD mỗi tháng, theo biên bản họp được công bố hôm 6/4.

Các quan chức “nhìn chung nhất trí” mỗi tháng cơ quan này sẽ cắt giảm tối đa 60 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ và 35 tỷ USD chứng khoán đảm bảo thế chấp, được thực hiện theo giai đoạn mỗi 3 tháng và sẽ bắt đầu trong tháng 5. So với giai đoạn 2017-2019, tốc độ cắt giảm lần nào cao gấp 2 lần, đánh dấu một sự thay đổi lớn từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt thời gian qua.

Bên cạnh những trao đổi về bảng cân đối kế toán, các quan chức cũng thảo luận về chủ đề tốc độ tăng lãi suất trong tương lai, với việc các thành viên nghiêng về phương án gia tăng mức độ quá trình siết hỗ trợ hiện tại.

Trong cuộc họp kéo dài 2 ngày 15-16/3, Fed đã thông qua đợt tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng hơn 3 năm: 0,25 điểm phần trăm từ mốc gần 0% được ấn định từ tháng 3/2020.

Các biên bản cũng đề cập tới việc lãi suất có thể sẽ tăng 0,5 điểm phần trăm trong các lần họp tới, đồng nhất với nhận định thị trường đối với kỳ họp vào tháng 5. Trên thực tế, hồi tháng trước, nhiều người lại cho rằng lãi suất sẽ được nâng cao hơn. Sự bất ổn xung quan cuộc chiến Ukraine khiến cho nhiều quan chức phải thận trọng với đề xuất tăng 0,5 điểm phần trăm.

“Nhiều quan chức nhấn mạnh rằng một hoặc nhiều hơn các đợt tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm theo mục tiêu sẽ phù hợp hơn tại các cuộc họp trong tương lai, đặc biệt là nếu áp lực lạm phát vẫn duy trì ở mức cao hoặc diễn biến trầm trọng hơn”, biên bản cho biết.

Thị trường chứng khoán đã giảm điểm sau khi các biên bản cuộc họp được công bố, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ bật tăng. Tuy nhiên, thị trường đã có sự hồi phục khi các giao dịch viên bắt đầu thích ứng với những động thái mới của Fed.

Các biên bản “là lời cảnh báo đối với những ai nghĩ rằng Fed sẽ nhẹ tay trong cuộc chiến chống lại lạm phát”, theo Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng thị trường chứng khoán tại LPL Financial. “Thông điệp của họ là: Bạn đã sai rồi”.

Thật vậy, các nhà hoạch định chính sách trong một vài ngày trở lại đây đã bày tỏ quan điểm quyết liệt hơn của họ trong việc chống lại lạm phát.

Thống đốc Fed Lael Brainard chia sẻ hôm 5/3 rằng việc hạ giá cả hàng hóa sẽ đòi hỏi sự kết hợp giữa các đợt tăng lãi suất ổn định và quá trình cắt giảm mạnh mẽ bảng cân đối kế toán. Các thị trường dự báo Fed sẽ tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm trong năm nay. Các biên bản nhấn mạnh rằng “tất cả thành viên tham dự đều bày tỏ sự quyết tâm và thống nhất cao trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết để có thể lấy lại sự ổn định giá cả trên thị trường”.

Krosby cho biết những quyết định như vậy từ phía các nhà hoạch định chính sách không có gì là quá bất ngờ.

“Fed đã nỗ lực đưa ra cảnh báo đối với thị trường rằng chúng ta sẽ chiến đấu với lạm phát”, bà chia sẻ. “Điều mà họ có được ở thời điểm hiện tại đó là một thị trường việc làm mạnh khỏe, và đó là điểm tương đối quan trọng. Điều mà bạn mong muốn đó là Fed sẽ không gặp bất cứ lầm trong việc điều hành chính sách của mình.

Quá trình cắt giảm bảng cân đối kế toán sẽ chứng kiến Fed cho phép áp dụng một mức trần tiền thu về từ các chứng khoán đáo hạn mỗi tháng trong khi tái đầu tư vào phần còn lại. Quyết định nắm giữ tín phiếu kho bạc ngắn hạn hơn cũng sẽ được nhắm đến khi chúng được “đánh giá cao về mức độ an toàn và thanh khoản bởi lĩnh vực tư nhân”.

Trong khi các quan chức không biểu quyết chính thức một lần nào, biên bản cuộc họp ám chỉ rằng các thành viên đều đồng tình quá trình này sẽ bắt đầu vào tháng 5 tới.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi về kế hoạch của Fed. Nhu cầu đối với chứng khoán đảm bảo thế chấp hiện đang sụt giảm mạnh ở thời điểm hiện tại khi mà hoạt động tái cấp tài chính được duy trì ở mức thấp và lãi suất thế chấp cũng đã vượt qua mốc 5% đối với các khoản nợ có thời hạn 30 năm. Các quan chức thừa nhận rằng việc cắt giảm bị động các khoản thế chấp có thể sẽ không mang lại hiệu quả, và việc bán toàn bộ sẽ được tính tới “sau khi quá trình cắt giảm bảng cân đối kế toán được thực hiện”.

Cũng trong cuộc họp này, các quan chức Fed cũng đã đồng loạt nâng dự báo lạm phát và hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng mạnh là một yếu tố quan trọng đằng sau quyết định thắt chặt chính sách của Fed.

Các thị trường đang tìm kiếm thông tin từ biên bản mới được công bố để dự báo diễn biến chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Đặc biệt, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã từng phát biểu sau cuộc họp rằng các biên bản sẽ cung cấp thông tin về quá trình cân nhắc cắt giảm bảng cân đối kế toán.

Fed đã gia tăng nắm giữ khối lượng trái phiếu lên tới 9 nghìn tỷ USD, cao hơn gấp 2 lần, sau khi kích hoạt chương trình thu mua trái phiếu trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Quá trình này đã chính thức khép lại một tháng trước đó, cho dù, lạm phát đã tăng cao lên mốc kỷ lục trong vòng hơn 40 năm qua, đà gia tăng mà cựu chủ tịch Fed Paul Volcker nhấn mạnh có thể kéo nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả