menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chu Gia Khánh

Fed tiếp tục tăng lãi suất không hẳn là 'cơn ác mộng'

Tồn tại một số điểm tương đồng giữa hiện tại và giai đoạn 1979-1982 khi Fed cùng phải đương đầu với lạm phát cao kỷ lục.

Paul Volcker được coi là một trong những thống đốc ngân hàng trung ương vĩ đại nhất mọi thời đại khi đã thành công “bẻ gãy” đà tăng giá cả tại Mỹ vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.

Tuy nhiên, trước khi đạt được thành công vang dội đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dưới thời ông Volcker đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng và hệ quả là một giai đoạn lạm phát cao kéo dài, buộc cơ quan này phải đẩy mạnh siết chặt chính sách tiền tệ, tạo nên cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II tính tới thời điểm đó.

-3745-1663579285.jpg data-natural-width640

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker. Ảnh: Getty.

Có nhiều điểm tương đồng giữa Fed ở thời điểm đó và Fed ở thời điểm hiện tại, và rất có thể là những gì diễn ra sau đó. Do đó, việc nhìn nhận lại những sai lầm trong quá khứ là cách để Fed không đi vào chính vết xe đổ do chính mình từng tạo ra.

Tại thời điểm ông Volcker lên nắm quyền điều hành Fed vào tháng 7/1979, mức độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với cơ quan này giảm sút nghiêm trọng do những sai lầm chính sách của hai người tiền nhiệm Arthur Burns và G William Miller, đẩy lạm phát chạm ngưỡng hơn 12% vào tháng 10 năm đó.

Tại cuộc họp bất thường tổ chức vào ngày 6/10/1979, ông Volcker thông báo Fed sẽ “nới rộng biên độ giao động lãi suất quỹ liên bang”. Lãi suất sau đó được nâng lên hơn 17% vào tháng 4/1980.

Kể từ đó, áp lực buộc Fed phải sớm nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng nghĩa với việc giảm lãi suất bắt đầu hình thành. Hàng nghìn nông dân trên những chiếc máy kéo tiến về thủ đô Washington, vây quanh trụ sở của Ngân hàng trung ương Mỹ. Các đại lý ôtô liên tục gửi những cỗ quan tài chưa đầy chìa khóa đặt trước cửa cơ quan này. Chính trị gia tới từ cả hai Đảng Dân chủ và Cộng Hòa đều đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Fed phải ngay lập tức kéo giảm lãi suất.

Sau khi suy thoái nổ ra vào tháng 1/1980, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên ngưỡng hơn 7%, Fed quyết định dừng lộ trình siết chặt chính sách tiền tệ và giảm mạnh lãi suất hơn 7 điểm phần trăm. Quyết định cắt giản lãi suất được đưa dù lạm phát vẫn neo ngưỡng 14,7% một tháng trước đó. Điều này vô tình làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của cá nhân ông Volcker với tư cách là người lèo lái Fed trong cuộc chiến chống lạm phát cũng như của cả Ngân hàng trung ương Mỹ. Kỳ vọng lạm phát của người dân quốc gia này vì thế liên tục tăng cao và lạm phát thực tế tại Mỹ luôn duy trì ở ngưỡng trên 12% cho tới cuối năm đó.

Suy thoái chấm dứt vào tháng 7 và Fed ngay lập tức quay trở lại với cuộc chiến chống lạm phát thông qua chiến lược quen thuộc: tăng lãi suất. Và hệ quả, nước Mỹ một lần nữa rơi vào suy thoái và cuộc suy thoái lần này được đánh giá nghiêm trọng nhất sau nhiều thập kỷ, kể từ sau khi Thế chiến II khép lại. Với việc giữ lãi suất quỹ liên bang ở ngưỡng gần 15% cho tới giữa năm 1982, kỳ vọng lạm phát và lạm phát thực tế bắt đầu suy giảm, và tụt về ngưỡng 3% một năm sau đó.

Lịch sử dạy cho Fed một bài học quý giá: việc đảo ngược chính sách tiền tệ trong khi cuộc chiến lạm phát chưa ngã ngũ khiến cơ quan này phải trả cái giá đắt hơn rất nhiều. Sản lượng của kinh tế Mỹ sẽ không sụt giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp không tăng quá cao nếu như ông Volcker tiếp tục lộ trình siết chặt chính sách tiền tệ trước đó.

Tồn tại không ít điểm tương đồng giữa giai đoạn 1979-1982 và hiện tại. Mức độ tín nhiệm của Fed trong cuộc chiến chống lạm phát suy yếu bởi những quan điểm sai lầm khi nhận định áp lực tăng giá hàng hóa chỉ là “tạm thời”, khiến cho cơ quan này chậm chân trong cuộc chiến "một mất một còn" đó.

Fed sau đó đã thay đổi và liên tục nâng lãi suất với các bước tăng mạnh nhất trong vòng hơn bốn thập kỷ qua. Uy tín suy giảm kéo theo kỳ vọng lạm phát có thể khiến Fed phải tăng lãi suất lên ngưỡng cao hơn so với dự báo của chính cơ quan này cũng như thị trường. Trong trường hợp đó, xác suất đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm” không cao trong khi rủi ro một cuộc suy thoái không ngừng tăng lên.

Đến nay, những tín hiệu phát đi từ Chủ tịch Fed Powell và các đồng nghiệp, phần nào đó xoa dịu rủi ro viễn cảnh trên có thể xảy ra. Họ đều khẳng định quyết tâm tiếp tục theo đuổi chiến lược thắt chặt chính sách tiền tệ cho tới khi lạm phát được kéo giảm về ngưỡng mục tiêu 2% dù cái giá phải trả chính là những tổn thương cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi nền kinh tế vẫn mang một số điểm tích cực, đặc biệt là thị trường lao động. Quan điểm của Fed sẽ đứng trước một dấu hỏi lớn khi người lao động không thể tìm được việc làm và lãi suất các khoản vay thế chấp tiếp tục tăng cao hơn, kéo giảm nhu cầu vay vốn của người dân.

Nhưng trước khi điều đó xảy ra, Chủ tịch Jerome Powell và đồng nghiệp tại Ngân hàng trung ương Mỹ cần phải bám sát kế hoạch giữ lãi suất ở ngưỡng cao trong một khoảng thời gian nữa, một phần để sớm đạt được mục tiêu lạm phát và một phần để giữ cho những sai lầm của Fed dưới thời Paul Volcker không lặp lại.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả