Fed đảo chiều, Việt Nam không còn cảnh đi ngược dòng
Động thái mới của Fed giúp các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển "nhẹ gánh" nỗi lo tỷ giá vào năm 2024. Việt Nam cũng sẽ chấm dứt cảnh chính sách tiền tệ đi ngược xu hướng và cắt được nỗi lo tỷ giá tăng mạnh.
Thị trường 'ăn mừng' trước động thái của Fed
Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong vòng 22 năm trở lại đây.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp Fed duy trì lãi suất quỹ liên bang. Lần tăng lãi suất gần nhất của Fed diễn ra vào tháng 7/2023 và là lần tăng thứ 11 trong chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed bắt đầu từ tháng 3/2022.
Bên cạnh quyết định giữ nguyên lãi suất, Fed cũng phát đi tín hiệu về kế hoạch hạ lãi suất trong năm 2024. Dựa trên báo cáo kinh tế được cập nhật hàng quý, Fed được dự báo sẽ có ít nhất 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024, giảm 0,25 điểm phần trăm mỗi lần. Tiếp đó, lãi suất cũng còn sẽ giảm 4 lần trong năm 2025 với tổng mức giảm 1 điểm phần trăm và 3 lần trong năm 2026 để đưa lãi suất quỹ liên bang về mức 2 – 2.5%.
Động thái của Fed khiến thị trường lạc quan hơn.
Những lo ngại về tình trạng lãi suất neo cao trong thời gian dài đã gây áp lực không nhỏ lên thị trường. Trong năm 2023, lãi suất của Fed đã chạm ngưỡng 5.5%, mức cao nhất trong 22 năm qua, đẩy chỉ số đồng USD chạm đỉnh 107 điểm. Điều này đã tạo ra nhiều thách thức vĩ mô, nhất là đối với các nền kinh tế mới nổi.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), đồng USD đã chiếm khoảng 88% giao dịch toàn cầu năm 2022. Chính vì thế, khi Fed tăng lãi suất, đẩy giá trị đồng USD lên cao khiến đồng nội tệ của nhiều quốc gia bị mất giá so với đồng USD. Đồng tiền mất giá khiến chi phí nhập khẩu của nhiều quốc gia tăng vọt, đồng thời đặt ra rủi ro dòng vốn tháo chạy và gia tăng áp lực lạm phát trong nền kinh tế.
Đơn cử như tại Đông Nam Á, đồng USD cùng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh, dẫn tới dòng vốn ngắn hạn chảy khỏi thị trường và làm suy yếu các đồng nội tệ ở khu vực này. Tính từ đầu năm đến nay, đồng Ringgit của Malaysia và đồng Baht của Thái Lan là hai đồng tiền mất giá mạnh nhất so với USD với mức giảm tương ứng là 6.9% và 4.4% (tính đến ngày 13/10). Đồng VNĐ của Việt Nam cũng giảm 3.4% so với USD.
Chính vì thế, sau khi Fed phát đi tín hiệu về những đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024, thị trường đã có những phản hồi lạc quan.
Ngay sau cuộc họp vừa qua của Fed, chỉ số đồng USD giảm đáng kể trong khi chứng khoán Mỹ và châu Á đồng loạt bật tăng.
Cụ thể, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023. Chỉ số đồng USD giảm 0.6% ngay sau tuyên bố của Fed và hiện đang ở mức thấp nhất trong 4 tháng trở lại đây.
Chỉ số Dow Jones tăng 1.4%, đóng cửa ở mức 37,090.24 và vượt qua mức cao kỷ lục trước đó là 36,799.65 đạt được gần hai năm trước. S&P 500 tăng 1.4% và Nasdaq cũng tăng 1,4% khi Phố Wall ăn mừng thông báo của Fed.
Việt Nam chuyển hướng thế nào?
Chính sách tiền tệ của Việt Nam đã đi ngược xu thế chung ngay từ những ngày đầu Fed tăng lãi suất quỹ liên bang trong năm nay.
Tính từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có 4 đợt hạ lãi suất điều hành với mức giảm 0.5% - 2%/năm. Chênh lệch giữa chính sách tiền tệ nới lỏng của Việt Nam, và chính sách “diều hâu” duy trì lãi suất cao của Fed đã tạo ra một khoảng cách nhất định, khiến tỷ giá USD/VND neo cao.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ giá USD/VND chủ yếu “đi ngang” nhưng sau khi Fed nâng lãi suất thêm 0.25% trong cuộc họp tháng 7 thì tỷ giá USD/VND đã bật tăng mạnh. Đến ngày 26/9, tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24,076 đồng/USD, quanh mức đỉnh cao nhất lịch sử. Chỉ trong gần 3 tháng, tỷ giá USD/VND đã tăng 1.15%. Tính đến nay, tỷ giá đã tăng hơn 3% so với hồi đầu năm.
Tuy nhiên, sau quyết định mới nhất của Fed, tỷ giá USD/VND đã bắt đầu hạ nhiệt và quay về ngưỡng ổn định. Vào sáng 14/12, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh giảm, từ 20 – 30 đồng/USD vào dao động ở mức 24,060 đồng/USD chiều mua vào và 24,430 đồng/USD chiều bán ra.
Đối với Việt Nam, điều này giúp Ngân hàng Nhà nước duy trì mức lãi suất thấp, giúp hạ nhiệt áp lực tỷ giá cũng như giảm chi phí huy động vốn và chi phí lãi vay của doanh nghiệp giảm. Chưa kể, chính sách tiền tệ năm 2024 của Fed cũng có thể giúp dòng tiền đầu tư quay trở lại các thị trường mới nổi, đang phát triển dưới cả dạng trực tiếp và gián tiếp.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, các chuyên gia của VIS Ratings cho rằng việc các ngân hàng trung ương, trong đó có Fed, phát đi tín hiệu sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ và nới lỏng lãi suất sẽ góp phần ổn định môi trường lãi suất ở Việt Nam. Áp lực tỷ giá dự báo cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn khi dòng vốn FDI và kiều hối đổ về mạnh mẽ.
HÀNH ĐỘNG GIÁ HÔM NAY – TIẾP TỤC GIẢM ĐIỂM DÒNG TIỀN THỜ Ơ VỚI THỊ TRƯỜNG
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1,091.88 điểm ( giảm- 0.95%) với khối lượng thấp giúp VnIndex tránh được một ngày phân phối. Điểm tức cực chúng ta thấy có nhóm tự doanh mua vào gần 1,800 tỷ.
Nhóm Vn30 và bluechip là tội đồ kéo thị trường đi xuống trong thời gian gần đây
Sự giảm điểm trong 4 phiên gần đây kéo chỉ số về gần đáy FTD, tuy nhiên đáy ngày FTD 8/11 vẫn được bảo vệ.
Dấu hiệu tiêu cực nhất phiên hôm nay tiếp tục đến từ động thái xả hàng ồ ạt của khối ngoại. Đóng cửa phiên hôm nay, khối ngoại kéo dài mạch bán ròng trên sàn HoSE lên con số 14, với giá trị bán ròng 770 tỷ đồng.
Theo thống kê, nhóm CP bị NĐTNN bán ròng mạnh nhất phiên là FUEVFVND (209 tỷ đồng), VNM (92 tỷ đồng), STB (66 tỷ đồng), VPB (54 tỷ đồng), CTG (50 tỷ đồng), EIB (46 tỷ đồng), HDB (43 tỷ đồng).
Trong bối cảnh khối ngoại bán ròng trong khi thị trường không có thông tin hỗ trợ thì sự thiếu vắng dòng tiền cũng là nguyên nhân khiến chỉ số lao dốc phiên hôm nay (18-12). Chốt phiên, VN Index giảm 10,42 điểm (0,94%) xuống 1.091,88 điểm.
Toàn sàn HoSE có 415 mã giảm, 112 mã tăng và 68 mã đứng giá. Áp lực giảm điểm lớn nhất của chỉ số phiên hôm nay đến từ bộ 3 mã CP ngân hàng có vốn hóa lớn trong rổ VN30 là VCB, CTG, BID. Kế đến là các mã như FPT, VNM, VPB, VIC, TCB, GVR, MWG, HDB, STB, BCM, HPG, GAS, SAB, VIB, PLX, BVH, SHB, MBB, TPB.
Cổ phiếu ngân hàng "rực lửa". 3 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index đều là cổ phiếu ngân hàng. Các mã giảm đáng kể gồm: BID giảm 1,2%, VIB giảm 1,33%, LPB giảm 1,59%, VPB giảm 1,6%, TCB giảm 1,8%, OCB giảm 1,87%, EIB giảm 1,92%, CTG giảm 2,43%, STB giảm 2,95%, HDB giảm 3,16%. Riêng ACB ghi nhận sắc xanh, dù chỉ tăng nhẹ 0,22%.
Cổ phiếu chứng khoán không quá tiêu cực khi vẫn có VCI tăng 1,11%, FTS tăng 0,94%, CTS tăng 0,37%, APG tăng 0,47%; ở chiều ngược lại, SSI giảm 0,31%, VND giảm 1,15%, HCM giảm 1,59%, VIX giảm 0,61%, BSI giảm 1,33%.
Tương tự, nhóm bất động sản cũng phân hoá. Trong khi VIC giảm 1,14%, BCM giảm 2,1%, KBC giảm 1,79%, VCG giảm 1,48% thì DIG tăng 0,99%, NLG tăng 1,68%, TCH tăng 2,79%, SJS tăng 2,33%, CTD tăng 2,58%.
Nhóm sản xuất tiêu cực hơn. Khá nhiều cổ phiếu giảm mạnh như GVR giảm 2,26%, SAB giảm 2,07%, VHC giảm 3,84%, ANV giảm 2,31%, VGC giảm 2,27%, AAA giảm 3,53%, DHC giảm 4%, CSV giảm 2,72%... Nhìn chung, sắc đỏ áp đảo sắc xanh.
Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ phân hoá: GAS giảm 0,66%, PLX giảm 1,17%, POW giảm 0,89% còn PGV lại tăng 1,08%; HVN giảm 1,38% nhưng VJC tăng 1,94%; MWG, FRT và DGW lần lượt mất đi 2,82%, 0,2% và 2,37% giá trị trong khi PNJ tăng 0,38%.
Thanh khoản sàn HoSE phiên hôm nay xuống dưới mốc 15.000 tỷ đồng. Cụ thể, chỉ có 713 triệu CP khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 14.727 tỷ đồng. Top 5 mã CP hút dòng tiền mạnh nhất là STB, VPB, HPG, SSI và MWG.
Số mã nằm trên MA 50 thu hẹp còn 73 sau phiên hôm nay
Danh sách cổ phiếu vượt đỉnh 52 tuần, thu hẹp còn 2 mã tham gia vào danh sách này sau phiên hôm nay.
(Còn tiếp)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận