Đức Long Gia Lai (DLG): Liệu có lợi nhuận lớn với điện mặt trời?
Với công suất thiết kế 50MWp (Xấp xỉ với công suất nhà máy ĐMT của TTA mới lên sàn là 61,8 MWP), dự án điện mặt trời Thuận Nam Đức Long đã nhanh chóng hoàn thành, chính thức đóng điện từ cuối năm 2019 và sẽ chp lợi nhuận trong năm 2020.
Đây là dự án do Công ty CP Điện mặt trời DLG Ninh Thuận (trực thuộc Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai - mã: DLG) làm chủ đầu tư. Dự án được đầu tư xây dựng tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng.
Dự án bắt đầu triển khai xây dựng từ giữa tháng 09/2019, chỉ trong vòng 3,5 tháng dự án đã hoàn thành, đóng điện ngay trong ngày 30/12/2019, đấu nối đường dây 220KV. Đây là dự án nằm trong 2.000 MW công suất thiết kế điện mặt trời của tỉnh Ninh Thuận đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai. Do vậy, dự án này được hưởng mức giá mua điện tương đương 9,35 Uscent/kWh, trong thời gian 20 năm theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năng lượng tái tạo luôn hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư và mang lại lợi nhuận siêu khủng trong thời gian tới.
Ông Phạm Minh Việt, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn, chỉ đạo trực tiếp tại dự án cho biết: “Để hoàn thành dự án với tiến độ thần tốc như vậy, Tập đoàn đã tuyển chọn đội ngũ quản lý cao cấp, chuyên nghiệp, kinh nghiệm điều hành nhiều dự án Điện mặt trời kiểm soát tiến độ, chất lượng. Cùng với đó, việc lựa chọn nhà thầu VNECO với đội ngũ kỹ sư giỏi và kinh nghiệm đã giúp dự án triển khai nhanh chóng”.
Ông Việt cho biết thêm, các thiết bị dự án bao gồm tấm pin năng lượng mặt trời, inverter, máy biến áp…đều được nhập từ các đơn vị có uy tín trên thế giới, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dự án này như LONGGI, HUAWEI…
Mặc dù công suất thiết kế dự án là 250.000 Kwh/ngày, tuy nhiên, hiện nay dự án phát điện với công suất lên đến 290.000 Kwh/ngày. Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đánh giá Thuận Nam Đức Long là dự án siêu tiến độ với chất lượng vượt trội, công suất phát điện vượt đến 15% so với thiết kế.
Thành công của dự án Điện mặt trời Thuận Nam Đức Long đánh dấu bước khởi đầu thuận lợi, thúc đẩy triển khai các dự án năng lượng sạch trong chiến lược phát triển điện mặt trời, điện gió của Đức Long Gia Lai tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.
Kết quả kinh doanh 2 quý đầu năm của DLG lỗ 286 tỷ do tác động tiêu cực của dịch Covid. Tuy nhiên con số lỗ này phần lớn lại là khoản trích lập dự phòng cho cả năm.
Bước sang quý 3 các hoạt động sản xuất kinh doanh của DLG đã hoạt động trở lại bình thường. DLG trông đợi vào các nguồn thu chủ yếu đến từ các lĩnh vực sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, thu phí các dự án BOT đường quốc lộ 14, xây dựng (tổng thầu các dự án) và kinh doanh khách sạn, dự án thủy điện và đặc biệt lợi nhuận lớn sẽ đến từ nhà máy Điện Mặt trời Thuận Nam Đức Long.
Giá cổ phiếu DLG đang ở vùng đáy quá bán trong thời gian vừa qua
Hiện giao dịch cổ phiếu DLG đang ở vùng đáy quá bán. Chúng tôi dự tính Quý 3 và Quý 4 DLG sẽ cho lợi nhuận đáng kể bên cạnh khoản thu hồi tố từ khoản trích lập dự phòng của 2 quý đầu năm 2020. Vì vậy chúng tôi nhận định DLG sẽ sớm về đúng ít nhất phải bằng 50% của giá trị sổ sách trong vùng 4.000 – 5000d/cổ phiếu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận