Đưa Luật Quy hoạch vào 285.000 ha đất Hà Nội
Đoàn giám sát HĐND Hà Nội vừa có báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát HĐND TP Hà Nội, sau khi có Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (theo quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng) từ năm 2012 đến nay TP đã phê duyệt 66/68 đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung đạt 97,78%, quy hoạch phân khu đô thị trung tâm đạt 83,86%.
Trong đó, UBND TP đã chỉ đạo lập và phê duyệt 32/32 quy hoạch chung đô thị và quy hoạch chung xây dựng quận huyện với tổng diện tích quy hoạch đạt gần 285 nghìn ha. Trong số này có quy hoạch chung 14 quận huyện và 5 quy hoạch đô thị vệ tinh, 3 thị trấn sinh thái và 11 thị trấn huyện lỵ.
Hà Nội cũng lập và phê duyệt 36/38 đồ án quy hoạch phân khu đô thị trung tâm (cấp 2). Trong đó có 3 đồ án do Bộ Xây dựng lập, Thủ tướng phê duyệt với tổng diện tích hơn 983 nghìn ha; 33 đồ án do TP lập với tổng diện tích gần 62,3 nghìn ha. Riêng 2 đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống với tổng diện tích gần 12,7 nghìn ha đang được triển khai, lấy ý kiến các bộ ngành. TP cũng lập 31/31 quy hoạch phân khu thuộc 5 ô thị vệ tinh Hoà Lạc, Sóc Sơn, Xuân Mai và Phú Xuyên.
Cùng với đó, TP cũng đã lập được 6/7 quy hoạch chuyên ngành đã được Thủ tướng và các Bộ ngành phê duyệt như: giao thông vận tải, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải rắn, nghĩa .
Tuy nhiên, báo cáo của Đoàn giám sát cũng chỉ rõ vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch như: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị còn bất cập, thiếu đồng bộ, tiến đột hực hiện một số đồ án quy hoạch còn chậm, nhất là quy hoạch đô thị vệ tinh. Cụ thể, đến TP còn 2 quy hoạch phân khu đô thị trung tâm chưa được phê duyệt là quy hoạch sông Hồng và quy hoạch sông Đuống do liên quan đến phương án phòng, chống lũ.
“Điều này gây tác động không nhỏ đến thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hộ, phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng của các địa phương do còn thiếu sự đồng bộ giữa các quy hoạch” - báo cáo của Đoàn giám sát nêu.
Thu từ đất mỗi năm 25.000 - 35.000 tỷ đồng
Về lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, Đoàn giám sát cho biết đến nay toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015).
Theo đoàn giám sát, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai, kịp thời phân bổ nguồn lực hợp lý để góp phần phát triển kinh tễ xã hội trên địa bàn.
Thông qua đó, nhiều công trình giao thông, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết chế công được hoàn thành, góp phần kết nối Hà Nội với các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh lân cận.
Nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí được hình thành đồng bộ. Khu dân cư nông thôn được chỉnh trang, góp phần đáng kể làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách với mức thu từ đất hàng năm đạt 25.000 - 35.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng nguồn thu từ đất của TP.
Tuy nhiện, đoàn giám sát cũng chỉ rõ nhiều dự án được giao đất, sử dụng đất còn chậm đưa vào sử dụng. Còn tình trạng để hoang hoá kéo dài nhiều năm gây lãng phí nguồn tài nguyên. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất, xây dựng nông thôn mới… còn nội dung mâu thuẫn, chồng cheó, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận