Dư nợ Margin tại các Công ty chứng khoán lên cao nhất 7 quý - Liệu có đáng lo ngại?
📌 Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối năm 2023 ước tính tăng 15.000 tỷ so với cuối quý 3, đạt khoảng 180.000 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ cho vay lớn nhất trong vòng 7 quý kể từ quý 2/2022. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 172.000 tỷ đồng, cũng tăng 13.000 tỷ so với cuối quý 3.
📌 Ấn tượng nhất phải kể đến TCBS khi công ty chứng khoán này ghi nhận dư nợ cho vay tăng đến gần 3.800 tỷ sau một quý, lên trên 16.600 tỷ đồng qua đó trở thành quán quân về cho vay tại thời điểm cuối năm 2023. Đây là lần đầu tiên TCBS vươn lên vị trí này kể từ khi đi vào hoạt động năm 2008.
📌Một trong những yếu tố kích thích nhu cầu đòn bẩy của nhà đầu tư là xu hướng giảm lãi suất trong phần lớn thời gian của năm 2023. Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm góp phần giảm chi phí vốn cho các công ty chứng khoán qua đó tạo thêm dư địa để giảm lãi suất cho vay margin.
📌Thông thường dư nợ margin trên thị trường tăng sẽ đi kèm với sự gia tăng của thanh khoản thị trường (thống kê 3 quý gần nhất thấy rõ điều này). Tuy nhiên trong quý 4 lại đi ngược khi dư nợ margin tăng nhưng thanh khoản thị trường lại không tăng. Điều này hàm ý (quan điểm cá nhân) rằng dư nợ tăng mạnh trên thị trường đến từ các Deal margin của các Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp với mục đích tạo lập thanh khoản, bổ sung vốn kinh doanh... trong bối cảnh huy động từ kênh trái phiếu, ngân hàng gặp khó (đặc biệt là ngành BĐS). Do đó phần tăng dư nợ Margin sẽ ít đến từ nhóm NĐT cá nhân trong nước.
>>> Đánh giá chung tình hình dư nợ Q4 có tăng mạnh nhưng chủ yếu đến từ tổ chức và doanh nghiệp, dư nợ tăng ít đến từ NĐT cá nhân nên về thông tin dư nợ (margin) đoạn này không quá căng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận