DRH sắp tăng vốn lên hơn 1.200 tỷ đồng, tự tin kế hoạch lãi trước thuế tăng 12,5 lần
Năm 2022, CTCP DRH Holdings (DRH) đặt kế hoạch lợi nhuận 212 tỷ đồng, gấp hơn 13,5 lần con số thực hiện năm 2021 - cũng là con số cao kỷ lục từ khi thành lập công ty đến nay.
Chưa hết, DRH còn đề ra tham vọng tăng trưởng trên 40%/năm cho 3 năm tới, cán mốc lợi nhuận trên 500 tỷ đồng năm 2025 .
Sẽ tăng trưởng trung bình 40%/năm cho giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch này không phải không có cơ sở, nhất là sau khi hoàn thành tái cấu trúc công ty theo mô hình Holdings và tích luỹ nguồn lực trong vài năm qua, DRH hiện đang có vị thế và nền tảng khác vững chắc. Theo chiến lược giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, DRH có 3 mảng kinh doanh cốt lõi gồm phát triển và kinh doanh bất động sản; sản xuất và cung cấp vật liệu xây dựng; phát triển khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Cả 3 mảng kinh doanh trên đều được các chuyên gia, cũng như giới đầu tư đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ hưởng lợi từ nhu cầu nhà ở tăng cao, cộng thêm với “thiên thời” từ mặt bằng lãi suất thấp, thúc đẩy giải ngân đầu tư công đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng.
Mặt khác, nhu cầu mở nhà xưởng, xây dựng cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp FDI gia tăng khiến nhu cầu cũng như giá cho thuê bất động sản khu công nghiệp tăng lên. Như vậy, câu chuyện sẽ là phụ thuộc mỗi doanh nghiệp có sự chuẩn bị tới đâu, xây dựng được lợi thế cạnh tranh và định hướng chiến lược ra sao để có thể tận dụng được cơ hội này để phát triển.
Với DRH, Ban lãnh đạo xác định rõ, đây sẽ là các mảng giúp công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân 40%/năm.
Kế hoạch tăng trưởng đến năm 2025 (ĐVT: tỷ đồng)
Khoản mục |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Tổng Tài sản |
4.177 |
4.701 |
5.662 |
6.466 |
Vốn chủ sở hữu |
1.851 |
2.175 |
2.636 |
3.140 |
Lợi nhuận trước thuế |
212 |
324 |
461 |
504 |
EPS (đồng/cổ phiếu) |
1.721 |
2.633 |
3.746 |
4.094 |
Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản, DRH chú trọng phát triển các dự án bất động sản dân cư với nhiều phân khúc đa dạng trên lợi thế quỹ hiện có tại địa bàn TP.HCM và Bình Dương. Từ năm 2023 trở đi, DRH dự kiến đưa ra thị trường 300-500 sản phẩm căn căn hộ chung cư và nhà phố, đất nền, chủ yếu ở thị trường TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.
Về nguồn doanh thu cho năm 2022-2023, DRH sẽ đẩy nhanh việc thi công, hoàn thiện và bàn giao các dự án hiện hữu như dự án Khu chung cư cao tầng Aurora, hay dự án Symbio Garden…Dự kiến doanh thu hợp nhất từ các dự án hiện hữu khoảng 2.000 tỷ đồng.
Trong chiến lược của DRH sẽ tăng sở hữu tại KSB lên 35% trong năm 2022 và khả năng có thể tăng đến tỷ lệ 51%. Ngoài ra, DRH cũng sẽ M&A thêm 1 số công ty khoáng sản khác với mục tiêu nâng trữ lượng nắm giữ trong hệ thống lên đến 150 triệu m3 đá xây dựng với thời gian khai thác 30 năm.
Lãnh đạo DRH cho biết, trong bối cảnh nhu cầu đá, vật liệu xây dựng liên tục tăng trong thời gian vừa qua, và triển vọng nhu cầu tăng mạnh do đẩy mạnh đầu tư công với các dự án lớn sẽ khởi công trong thời gian tới, lợi nhuận hợp nhất từ mảng đầu tư này sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty.
Được biết, KSB là doanh nghiệp có quy mô và tiềm năng tăng trưởng tốt nhất ngành đá xây dựng khi sở hữu các mỏ đá có chất lượng tốt với biên lợi nhuận khai thác đá ở mức khá cao, trên 35%. Tổng trữ lượng các mỏ đá hiện tại của KSB khoảng 35 triệu m3, có thể kể đến như mỏ đá Tân Mỹ, mỏ đá Phước Vĩnh… Để tận dụng cơ hội từ đẩy mạnh đầu tư công, KSB đã sớm lên kế hoạch mở rộng công suất khai thác thông qua việc mở rộng và xuống sâu các mỏ đá.
Chẳng hạn, hoàn thiện cấp phép mỏ Tam Lập giai đoạn 1 với tổng trữ lượng có thể khai thác ước tính 17 triệu m3 ở độ sâu cote -20m. Ở giai đoạn 2 có thể xin khai thác xuống sâu cote -100m với sản lượng khai thác có thể là 92 triệu m3. Hay với mỏ Tân Mỹ cũng hoàn thiện để khai thác xuống độ sâu cote -150m.
Với riêng KSB, lãnh đạo công ty này từng trả lời cổ đông, với phương pháp khai thác của KSB bài bản, khoa học, đúng thiết kế được phê duyệt nên không ảnh hưởng. Hiện xu hướng là hạn chế mở rộng và ưu tiên khai thác xuống sâu, theo đó không ảnh hưởng quy mô việc đô thị hóa, tiết kiệm tài nguyên. Điều này phù hợp với xu hướng của KSB khi Công ty đang xin khai thác sâu ở nhiều mỏ.
Chưa kể đến, KSB còn một mảng kinh doanh là bất động sản Khu Công nghiệp với Khu công nghiệp Đất Cuốc. Về công tác đầu tư Khu công nghiệp Đất Cuốc giai đoạn 2, Công ty đã hoàn thành thủ tục hồ sơ quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp Đất Cuốc lên 553 ha. Đẩy nhanh công tác đền bù, xây dựng hạ tầng nhằm phấn đấu có đất thương phẩm trong năm 2022.
Như vậy có thể thấy, các con số kế hoạch kinh doanh của DRH ít nhất trong năm 2022 là có cơ sở.
Sẽ tăng vốn lên trên ngàn tỷ đồng, tăng sở hữu lên 35% tại KSB
Để phục vụ cho chiến lược phát triển trên, DRH cần gia tăng năng lực tài chính, theo đó, ĐHCĐ bất thường hồi tháng 10 năm 2021 đã chính thức thông qua kế hoạch tăng vốn, từ mức 610 tỷ đồng lên 1.243,5 tỷ đồng.
Cụ thể, DRH sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:1) hơn 60,35 triệu cổ phiếu, giá phát hành 12.000 đồng/cp. Đồng thời, cổ đông cũng thông qua việc phát hành 3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp. Dự kiến cả 2 đợt phát hành đều thực hiện trong quý 1/2022.
So với giá đóng cửa phiên 11/2/2022, giá cổ phiếu DRH đang đóng ở mức 21.850 đồng/cp (tương ứng vốn hoá chỉ hơn 1.318 tỷ đồng), gần gấp đôi so với mức giá phát hành kể trên – là yếu tố tích cực giúp đợt phát hành có thể thành công.
Nguồn vốn huy động được dự kiến là 754,25 tỷ đồng, sẽ được giải ngân khoảng 500 tỷ đồng để góp vốn vào CTCP Kinh doanh và phát triển bất động sản Đông Sài Gòn với mục tiêu mở rộng quỹ đất, tăng quy mô cho hoạt động kinh doanh bất động sản; góp 250 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu lên 35% vốn tại KSB và bổ sung vốn lưu động hơn 4,2 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận