DRC: Rủi ro và triển vọng
Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu DRC qua phân tích của NVC Team.
CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH
- Năm 2019, DRC đạt doanh thu hợp nhất 3,858 tỷ đồng (+8.6% YoY) và lợi nhuận trước thuế đạt 313 tỷ đồng (+76% YoY), hoàn thành 99% và 199% kế hoạch đặt ra cho năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 14.8% tăng so với mức 12.1% trong năm 2018 do giá cao su tổng hợp, hóa chất, than đen giảm. Đây là những nguyên liệu chính trong sản xuất lốp và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020 do nhu cầu dầu ở Trung Quốc giảm và kế hoạch tăng sản lượng cung của OPEC và Nga.
- Sản lượng tiêu thụ lốp Radial năm 2019 đạt 551,000 lốp (+36% YoY) và nhà máy hoạt động ở 85% công suất nhờ vào việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ ở mức 10,000 lốp/tháng (chiếm 20% tổng sản lượng lốp Radial của DRC). Tỷ suất sử dụng cao hơn cũng giúp DRC cải thiện biên lợi nhuận gộp. Biên lợi nhuận lốp Radial đạt 15% so với mức 12% trong năm 2018.
- Sản lượng lốp Bias sụt giảm -6.5% YoY, lốp tải nhẹ -6.0% YoY, lốp đặc chủng -13% YoY do nhu cầu tiêu thụ lốp Bias giảm và thị trường đã bão hòa, cạnh tranh đến từ sản phẩm thay thế là lốp Radial. Lốp Bias có biên lợi nhuận gộp trung bình cao nhất trong số các sản phẩm (22 – 24%)
- Giá nguyên vật liệu giảm đã giúp DRC cải thiện được biên lợi nhuận (chi phí nguyên vật liệu 84% trong cơ cấu giá thành sản phẩm). Cụ thể trong năm 2019, giá than đen giảm -17% YoY (15% giá thành) và giá cao su giảm -2% (30% cơ cấu giá thành).
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DRC năm 2020 đạt 4,453 tỷ đồng (+14% YoY) và 308 tỷ đồng (+24% YoY) với những luận điểm chính như sau:
- Xuất khẩu lốp Radial sang thị trường nước ngoài tiếp tục được cải thiện. Sản lượng tiêu thụ lốp Radial đạt mức 670 nghìn lốp (+35% YoY) trong đó tỷ trọng nội địa và xuất khẩu là 24% và 76%. Công suất nhà máy đạt 115%. Sản lượng xuất khẩu sang Brazil sẽ tăng gấp đôi từ mức 20,000 lốp/tháng lên 40,000 lốp/tháng. Hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ sẽ tiếp tục được ký trong tháng 4/2020.
- Lốp Bias sẽ giảm từ 9 – 10% do nhu cầu sản phẩm thay thế. Tiêu thụ săm lốp xe máy thấp do nhu cầu bão hòa.
Kế hoạch 2020: Doanh thu và LNST đạt 4,360 tỷ đồng và 280 tỷ đồng (+12% YoY). Cổ tức 10% tiền mặt và 20% cổ phiếu cho năm 2020
NHẬN ĐỊNH ĐẦU TƯ
1. Nhà máy lốp Radial toàn thép là động lực tăng trưởng trong những năm tới
- Nhà máy Radial toàn thép được hoàn thành vào 4Q18 với công suất 600,000 lốp/năm cũng chính là động lực tăng trưởng của DRC trong thời gian tới. Năm 2019 sản lượng lốp Radial bán ra đạt 551,000 lốp +52% YoY nhờ mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Săm lốp cũng là sản phẩm nằm trong kế hoạch tái cân bằng cán cân thương mại Việt – Mỹ trong thời gian sắp tới với sản lượng xuất sang Mỹ từ 10 – 12,000 lốp/tháng, chiếm 20% sản lượng Radial của DRC.
- Nhờ chuyển giao công nghệ thành công với đối tác Black Donuts Engineering INC - Phần Lan, DRC có khả năng tăng giá bán lốp Radial ở thị trường nội địa.
2. Tiềm năng tiêu thụ lớn
Đầu ra của ngành săm lốp là phụ tùng cho ngành công nghiệp lớn hơn là Ô tô và dĩ nhiên tốc độ phát triển ngành săm lốp lại phụ thuộc vào tốc độ phát triển ngành Ô tô. Theo nghiên cứu của IPSI thì tốc độ tiêu thụ Ô tô sẽ đạt 22.6% giai đoạn 2018 – 2025 và 18.5% giai đoạn 2025 – 2035.
Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp Ô tô Việt Nam giai đoạn 2020 – 2035 thì bên cạnh mục tiêu nâng tỷ lệ xe lắp ráp trong nước thì còn đồng thời với đó là nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để có thể hưởng mức thuế suất 0% xuất khẩu Ô tô sang các nước trong khu vực theo Hiệp định ATIGA, tăng cường năng lực sản xuất linh kiện – phụ tùng trong đó có săm lốp.
3. Tập trung vào thị trường xuất khẩu
Với thị trường Mỹ
Chiến tranh thương mại khiến cho lốp ô tô Trung Quốc khó xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với lốp Trung Quốc là 35% và với Việt Nam là 15%, đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp săm lốp Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 3/2019, DRC mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ với sản lượng trung bình khoảng 10,000 lốp/tháng (chiếm 20% cơ cấu xuất khẩu)
Với thị trường Ấn Độ
DRC là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định Ấn Độ. Ấn Độ cũng đã áp mức chống bán phá giá lên sản phẩm lốp TBR của Trung Quốc giai đoạn 5 năm và tỷ lệ sử dụng lốp Radial tại Ấn Độ được dự báo tăng lên 40-50% trong thời gian tới.
Với thị trường châu Âu
Hiện DRC vẫn chưa có đơn hàng xuất khẩu vào châu Âu, trong khi đó Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong 2020 giúp giảm thuế nhập khẩu đối với săm lốp Ô tô. DRC đã cử người sang châu Âu để tìm hiểu thị trường, mở rộng quan hệ với đối tác. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng như Đức, Thụy Điển và Ý với các tên tuổi như Daimler (Đức – thị phần 18.4%), Volvo (Thụy Điển – 8.5%) và Iveco (Ý – thị phần 6%). Nếu DRC có thể thâm nhập vào thị trường châu Âu thì sẽ đảm bảo đầu ra cho việc nâng công suất nhà máy từ 600,000 lốp lên 1.2 triệu lốp/năm.
4. Rủi ro đầu tư:
- Biến động giá nguyên liệu đầu vào:
- Chi phí khấu hao tăng
- Các chính sách Nhà nước ảnh hưởng đến việc tiêu thụ Ô tô, rủi ro tỷ giá, lãi suất và biến động giá nguyên liệu.
- Cạnh tranh gay gắt với sản phẩm săm lốp Trung Quốc
ĐỊNH GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ
Hiện DRC đang trong 1 trend tăng trung hạn cũng như sau nhịp điều chỉnh dòng tiền của CP đã chủ động quay lại hơn. Nên tư đó đưa ra quan điểm đầu tư như sau:
Mở mua quanh giá 19 -19.3; Gia tăng khi vượt 20.
Lực chốt ngắn hạn khi BCTC quý 2 ra: Quanh vùng giá 22.
Đánh giá giữ hay bán sau BCTC
Mục tiêu dài hạn: 26-28k/CP
Cutloss nếu mất mốc 17.5.
Diễn biến giá cổ phiếu DRC
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của NVC Team, mọi thắc mắc hoặc NĐT cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ hotline: 096.696.9653 (Ms. Kim Anh) |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận