Đồng Yên trượt dài, quỹ hưu trí Nhật Bản đánh mất vị trí dẫn đầu
Quỹ đầu tư Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) đã mất vị trí quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, do đồng yên giảm giá làm xói mòn giá trị tài sản của quỹ khi quy đổi theo đồng USD.
Quỹ GPIF mất ngôi vương dù ghi nhận hiệu suất 9.5% trong 3 tháng đầu năm. Nguyên nhân chính là việc đồng Yên chạm đáy trong 38 năm so với USD đã khiến giá trị tài sản ròng (NAV) của GPIF thấp hơn quỹ tài sản của Na Uy khi tính theo đồng USD. Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng tài sản của GPIF đạt 245.98 ngàn tỷ yên (1.53 ngàn tỷ USD), so với 17.719 ngàn tỷ Krone (1.677 ngàn tỷ USD) của quỹ Na Uy.Top of Form
"Dù đứng số một hay số hai, chúng tôi vẫn sẽ tìm kiếm các khoản đầu tư đáp ứng kỳ vọng của những người nghỉ hưu và được xem là nhà đầu tư hàng đầu thế giới", Masataka Miyazono, Chủ tịch GPIF, cho biết trong một cuộc họp báo.
Hiệu suất đầu tư của GPIF
Danh mục cổ phiếu Nhật Bản của GPIF tăng 18.2% trong quý đầu năm, trong khi trái phiếu nội địa giảm 0.6%. Các khoản đầu tư nước ngoài của quỹ mang về mức sinh lời 15.8% cho cổ phiếu và 5.4% cho trái phiếu, một phần nhờ đồng USD tăng giá 7.3% so với đồng Yên. Tính trong năm tài chính 2023-2024 (đến cuối tháng 3/2024), tổng lợi nhuận của quỹ trong năm tài chính năm 2023 đạt mức kỷ lục 45.4 ngàn tỷ Yên.
Trong 3 tháng đầu năm, chỉ số MSCI All-Country World Index của cổ phiếu toàn cầu tăng khoảng 7.8% và chỉ số S&P 500 tăng 10%, trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng 21% lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, tính theo đồng USD, mức sinh lời của chỉ số Nikkei chỉ khoảng 12%. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 32 điểm cơ bản, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn tương tự tăng khoảng 11 điểm cơ bản.
Đồng Yên đã giảm hơn 12% so với đồng đô la trong năm nay, trở thành đồng tiền có hiệu suất tệ nhất trong số các đồng tiền lớn, do chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ.
GPIF cho biết quỹ đã kiếm được 130 tỷ Yên lợi nhuận từ các khoản đầu tư chủ động vào cổ phiếu nội địa và nước ngoài, một sáng kiến mới của Giám đốc Đầu tư Eiji Ueda. "Chúng tôi mới bắt đầu nên có thể còn quá sớm để nói về kết quả nhưng chúng tôi đã có một khởi đầu suôn sẻ”, Miyazono nói.
Thay đổi trong quản lý và chiến lược đầu tư
Quỹ này đã thuê 23 nhà quản lý mới để thực hiện các khoản đầu tư chủ động vào cổ phiếu Nhật Bản và 14 nhà quản lý để đầu tư cổ phiếu nước ngoài trong năm tài chính 2023-2024. Trong khi đó, quỹ đã chấm dứt hợp đồng với 7 nhà quản lý chủ động phụ trách trái phiếu nước ngoài và 5 nhà quản lý chủ động phụ trách cổ phiếu nước ngoài.
Tỷ lệ đầu tư chủ động trong danh mục trái phiếu nước ngoài và cổ phiếu nội địa của quỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Miyazono, người sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 3, chứng kiến giá trị tài sản của quỹ tăng hơn 50% kể từ khi ông tiếp quan ghế Chủ tịch từ Norihiro Takahashi vào tháng 4/2020. Dưới sự quản lý của ông, quỹ đã đẩy mạnh cải thiện quản trị doanh nghiệp, mở rộng đầu tư chủ động và sử dụng các công cụ phái sinh để giảm rủi ro trên chứng khoán nước ngoài.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận