Dòng tiền yếu đuối, định giá lưng chừng
Nửa năm nay, phải thú thực rằng rất khó để kiếm tiền. Nửa năm, thị trường đi ngang là chính, vài tháng lại có một cú úp mạnh. Rõ ràng rằng, kinh tế năm nay cải thiện rất nhiều, thế nhưng để lướt lát kiếm 5-7% trong đoạn rồi rất khó. Kiếm deal này nhưng lại mất deal sau ngay.
MỘT NĂM KHÓ NHẰN VỚI CHỨNG SĨ!
2023, thị trường nhìn có vẻ nhiều lúc tệ hơn nhưng lại dễ đánh hơn nhiều. 2023, thị trường có lúc giảm về lúc ban đầu nhưng nhìn chung vẫn có sóng ngành, vẫn có leader. Vậy nên, nhiều khoảng, chỉ cần có leader thì Nhà đầu tư có thể thoải mái “đu” vào, k cần phân tích nhiều cũng có thể cá kiếm khá. Việc này kéo sáng sang quý 1 năm nay khi có sóng Bank cao su hay công nghệ
Nhưng, kể từ đầu quý 2 tới năm, thấm thoát gần nửa năm thì gần như là không có sóng ngành, mỗi người đánh theo mỗi kiểu khác nhau, không có sự đồng nhất.
Vậy lý do là gì?
Ngoại rút ròng, Nội không mấy mặn mà!
Thứ nhất là đến từ dòng tiền. Việc rút ròng của nước ngoài diễn ra rất rát. Theo thống kê, 8 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng giá trị gần 2,5 tỷ USD (khoảng 62.000 tỷ đồng), mức cao kỷ lục trong suốt 24 năm hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Trước đó, khối này chỉ bán ròng 3,5 tỷ đồng trong năm 2023. Về thanh khoản thì có thể thấy sự thu hẹp dần. Vậy nên, đề thị trường có một xu hướng rõ ràng thì khó, kể cả là 1 ngành. Gần nhất là nhóm bất động sản, có chẳng chỉ là DXG hay PDR chứ dòng tiền cũng không lan tỏa sáng các cổ phiếu khác. Có thể nói, mỗi cổ phiếu mỗi kiểu cách mạng khác nhau, khiến thị trường chẳng đâu vào đâu.
Biểu đồ 4: Mức sụt giảm trong tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm 2023
Một điểm nữa là đến 90% các cú Break là Fail. Nhìn lại giai đoạn 2019, lúc bấy giờ, thị trường cũng đi ngang trong vòng hơn nửa năm nhưng vẫn có những sóng ngành nhỏ như BĐS KCN. Đặc biệt, 2019 thì sau giai đoạn đi ngang thì FED cũng bắt đầu hạ lãi suất.
- Định giá lưng chừng
Lý do thứ 2 là định giá hiện tại của VNI. P/E năm nay giao động trong khoảng 13,x đến 14,x. Một khoảng rất lưng chừng. Ý chí của tạo lập chưa về chung một hướng thị việc thị trường tăng cũng được mà giảm cũng chẳng sao, đều hợp lý cả.
Biểu đồ 2: Biến động của P/E và VNI Nguồn: Internet
Sẽ có ý kiến cho rằng, hiện tại P/E toàn thị trường vẫn thấp hơn trung bình hơn 10 năm. Cá nhân thì nhìn nhận rằng, ở mỗi thời kỳ (Tạo đáy, Phục Hồi, Tăng trưởng, Suy thoái) thì sẽ có một mức định giá khác nhau. Chưa kể, P/E hiện tại còn thấp nhờ phần nhiều vào nhóm Ngân Hàng. Lợi nhuận nhóm ngân hàng vẫn tăng rất tốt khiến P/E nhóm này vẫn đang định giá thấp. Với tỷ trọng lớn thì nó ảnh hưởng lớn đến định giá chung của toàn thị trường.
Biểu đồ 3: Mức P/E của ngành ngân hàng so với VN-INDEX
Thế nhưng, nếu phân tích một cách đầy đủ hơn về lợi nhuận thì chất lượng lợi nhuận của nhóm ngân hàng giảm đi đáng kể. Nhìn vào biểu đồ phía dưới thì có thể thấy tỉ lệ bao phủ nợ xấu của các ngân hàng giảm mạnh.
Biểu đồ 4: Mức sụt giảm trong tỷ lệ bao phủ nợ xấu trong năm 2023
Việc NHNN ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN vừa qua giúp các ngân hàng được hưởng lợi rất nhiều khi nợ xấu có thể được trì hoãn, từ đó giảm áp lực trích lập dự phòng ngay lập tức. Quy định này đã giúp cải thiện báo cáo lợi nhuận tạm thời của nhiều ngân hàng. Chất lượng lợi nhuận kém, dù lợi nhuận tổng thể cao, là nguyên nhân chính cho việc này. Các khoản dự phòng rủi ro cao và các vấn đề về nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận.
Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm bài viết!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận