Dòng tiền vận động thế nào trong tuần VN-Index đánh mất mốc 1,000 điểm?
Trong tuần giao dịch 18 - 22/11, VN-Index giảm mạnh hơn 3% trong tuần qua về mức 977.78 điểm. Tuần thị trường giảm mạnh này, dòng tiền đã có vận động thế nào?
Thanh khoản trên hai sàn HOSE và HNX cũng theo đó cũng sụt giảm. Cụ thể, sàn HOSE ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân giảm hơn 6% so với trước đó về còn 214.5 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch bình quân giảm gần 4% về 4,924 tỷ đồng/phiên.
Trong đó khi đó, khối lượng giao dịch bình quân trên sàn HNX giảm tới hơn 20.5% về còn 21 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch bình quân giảm hơn 19% về còn gần 259 tỷ đồng/phiên.
Tổng quan thanh khoản thị trường tuần 18 - 22/11
Tuần qua, mặc dù thanh khoản chung sụt giảm, sàn HOSE vẫn ghi nhận nhiều trường hợp có thanh khoản tăng đột biến. GEX, JVC và PPC dẫn đầu về mức tăng thanh khoản trên sàn này. GEX ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 400% so với cùng kỳ năm trước lên mức 1.4 triệu đơn vị/phiên. Tương tự, JVC cũng tăng hơn 370% về khối lượng giao dịch so với tuần trước, đạt mức gần 853,000 đơn vị/phiên. Cùng với đó, PPC ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 286% lên gần 564,000 đơn vị/phiên.
Tuy thanh khoản tăng vọt, dòng tiền lại không đủ khả năng đẩy giá các cổ phiếu này đi lên. Kết thúc tuần giao dịch, GEX ghi nhận thị giá giảm gần 0.5%, trong khi đó JVC và PPC chỉ tăng nhẹ lần lượt 2.5% và 1.3%.
Thời gian qua, GEX là mã được nhắc đến nhiều trong các báo cáo dự báo về đợt đảo danh mục sắp tới của FTSE ETF. Theo báo cáo chuyên đề mới nhất của CTCP Chứng khoán VNDirect (VNDS), cổ phiếu GEX nhiều khả năng sẽ bị loại ra khỏi rổ chỉ số FTSE Vietnam Index trong đợt review tháng 12 sắp tới, do không đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản. Dự báo về kết quả đảo danh mục FTSE ETF quý 4/2019, ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Phân tích thị trường CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSI) cho rằng GEX có thể bị loại do vẫn chưa đạt ngưỡng yêu cầu về thanh khoản.
Bên cạnh đó, hai mã đè VN-Index mạnh nhất tuần qua là VHM, VIC cũng lọt vào nhóm tăng mạnh thanh khoản trong tuần qua. Khối lượng giao dịch bình quân của hai mã này đều gấp hơn 2 lần so với tuần trước đó.
Tuần qua, một số mã bất động sản khu công nghiệp cũng ghi nhận thanh khoản tích cực. D2D, SZL lần lượt ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 114% và gần 95% so với tuần trước.
Hai mã thủy sản ASM, IDI cũng ghi nhận khối lượng giao dịch tăng hơn 80% so với tuần trước. Theo đó là đà tăng thị giá của các cổ phiếu này. Đáng chú ý, ASM tăng giá hơn 8% so với tuần trước lên 6,670 đồng/cp.
Ngược lại, nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản góp mặt trong top cổ phiếu giảm thanh khoản tuần trước. SCR, CLG, DLG, DRH, HAR ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân giảm từ 40% đến 60% so với tuần trước.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tăng mạnh thanh khoản sàn HNX thể hiện rõ sự sụt giảm thanh khoản của sàn này. Tuần qua chỉ có 8 mã trên sàn HNX có thanh khoản tăng so với tuần trước. Trong đó khối lượng giao dịch bình quân chỉ tăng nhẹ so với tuần trước. SPI là mã tăng mạnh nhất thanh khoản với khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 340% lên hơn 477,000 đơn vị/phiên.
Top 20 cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HOSE
Các cổ phiếu tăng/giảm thanh khoản mạnh nhất trên HNX
* Danh sách các mã tăng, giảm thanh khoản nhiều nhất xét đến khối lượng giao dịch bình quân trên 100,000 đơn vị/phiên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận