menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phạm Mai Hương

Đông Nam Á đã sẵn sàng đón sóng khách du lịch Trung Quốc?

Sau ba năm tạm lắng, ngành du lịch Đông Nam Á liệu đã sẵn sàng cho một sự bùng nổ khách du lịch từ Trung Quốc?

Khi Bắc Kinh quyết định dỡ bỏ phong tỏa biên giới với phần còn lại của thế giới sau ba năm kiểm soát đại dịch COVID-19, Bali - người bán đồ lưu niệm tại các điểm du lịch truyền thống của bãi biển Sanur ở Bali - cảm thấy không thể hạnh phúc hơn.

"Tôi rất phấn khích và mong đợi khách du lịch Trung Quốc quay trở lại Bali", người đàn ông 36 tuổi nói với Nikkei Asia. "Có khách du lịch đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ có thu nhập".

Không hoang mang cũng không lo lắng về việc virus corona lây lan, mặc dù có báo cáo về các ca bệnh gia tăng ở Trung Quốc. "Không hề gì, miễn là họ khỏe mạnh khi đến Bali thì mọi chuyện rồi sẽ ổn", anh nói. “Tôi đã tiêm phòng nên không có gì phải lo lắng khi tiếp xúc với khách du lịch”.

Anh không phải là người duy nhất lạc quan như vậy. Trên khắp Đông Nam Á, các khách sạn, nhà hàng, hãng hàng không và những hãng khác đang mong chờ sự trở lại của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Câu hỏi đặt ra là liệu ngành công nghiệp đã sẵn sàng để tiếp nhận lượng khách đó hay chưa?

Là điểm đến phổ biến nhất trong khu vực của du khách Trung Quốc trước đại dịch, vào ngày 9/1/2023, Thái Lan đã đón hơn 200 hành khách trên chuyến bay thẳng đầu tiên từ Trung Quốc kể từ khi đại dịch. Bộ trưởng y tế, Bộ trưởng bộ giao thông vận tải và du lịch của Thái Lan đã có mặt tại sân bay để chào đón những vị khách này với những nụ cười và vòng hoa đầy thân thiện.

Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết: “Đó là một tín hiệu tốt cho ngành du lịch Thái Lan. Đây là cơ hội để Thái Lan phục hồi sau những thiệt hại trong ba năm qua."

Đông Nam Á đã sẵn sàng đón sóng khách du lịch Trung Quốc?
Các thành viên giới truyền thông tập trung vào du khách Trung Quốc tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok vào ngày 9 tháng 1. (Ảnh: AFP/Jiji)

Trong buổi sáng cùng ngày, các quan chức Thái Lan tuyên bố họ sẽ không áp đặt những yêu cầu về vắc xin và bảo hiểm đối với những vị khách đến từ Trung Quốc, với lý do cả hai nước đã đủ tỷ lệ tiêm chủng. Thêm vào đó, Thái Lan là nước có tỷ lệ mắc COVID thấp và những thủ tục này đem đến khá nhiều "sự bất tiện".

Ngược lại, trên thế giới, hơn chục quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Úc và Mỹ, bắt đầu áp đặt các hạn chế xét nghiệm và kiểm dịch đối với du khách đến từ Trung Quốc sau khi nước này mở cửa trở lại. Trong khi đó, Hàn Quốc lại đình chỉ thị thực ngắn hạn dành cho họ.

Trung Quốc là quốc gia kiên định với chính sách zero-COVID hơn bất kỳ quốc gia lớn nào khác. Vì vậy, mặc dù khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đã quay trở lại Đông Nam Á được một thời gian, nhưng với sự thiếu vắng của khách du lịch Trung Quốc, ngành du lịch của khu vực không có nhiều hi vọng lấy lại được đỉnh cao trước thời kỳ đại dịch.

Theo công ty chuyên nghiên cứu về dữ liệu thị trường và người tiêu dùng Statista, vào năm 2019, khách du lịch Trung Quốc đã chi 254 tỷ đô la trong các chuyến du lịch nước ngoài, phần lớn trong số đó ở Đông Nam Á.

Cùng năm đó, du khách Trung Quốc đã chi trung bình 1.114 đô la Indonesia trong mỗi chuyến đi. Trong khi đó, ở Thái Lan, du khách Trung Quốc chi khoảng 1.467 đô la. Chính sách zero-Covid của Trung Quốc đã để lại một lỗ hổng đối với dòng tiền du lịch mà du khách từ những khu vực khác không thể lấp đầy.

Điều đó một phần là do du khách Trung Quốc chiếm 22% tổng số du khách đến Đông Nam Á trước đại dịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong khu vực. Theo số liệu thống kê mới nhất của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành khách sạn sử dụng gần 11 triệu người ở Indonesia, gần 8 triệu người ở Philippines và khoảng 7 triệu người ở Thái Lan.

Giống như người bán đồ lưu niệm Komang, chủ chuỗi khách sạn bình dân RedDoorz rất vui mừng về sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc, mặc dù khách hàng của họ chủ yếu là khách nội địa.

“Khách du lịch Trung Quốc rất quan trọng,” anh Amit Saberwal, chủ chuỗi cửa hàng ở Indonesia, nói với Nikkei Asia. "Họ là động lực lớn của ngành du lịch và chắc chắn họ sẽ nâng cao tâm lý chung của ngành."

Đông Nam Á đã sẵn sàng đón sóng khách du lịch Trung Quốc?
Du khách đến sân bay quốc tế Ngurah Rai ở Bali chụp ảnh vào ngày 5 tháng 1 (Ảnh: EPA/Jiji)

Các hãng hàng không cũng đang tìm kiếm cơ hội

Hãng hàng không VietJet Air của Việt Nam đang lên kế hoạch nối lại tất cả những chuyến bay Việt Nam-Trung Quốc vào tháng 6 năm 2023.

“Sau khi các biện pháp phòng chống dịch của Trung Quốc được dỡ bỏ và chính sách visa du lịch giữa hai nước được khôi phục, VietJet sẽ ưu tiên mở lại mạng đường bay Việt Nam – Trung Quốc, bắt đầu với các đường bay từ các thành phố kinh tế, du lịch lớn của Việt Nam đến các thành phố đông dân của Trung Quốc trong năm 2023”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó chủ tịch VietJet, cho biết vào đầu tháng 1/2023.

Trong năm 2023, công ty có kế hoạch tăng mạng đường bay từ mức 20% lên 30% so với trước đại dịch, ông Sơn cho biết thêm.

Trước đại dịch, VietJet Air là hãng hàng không khai thác nhiều chuyến bay nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, chiếm tới 50% tổng công suất các chuyến bay giữa hai nước.

Tại Indonesia, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Sandiaga Uno cho biết các hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Air China, China Southern và Chinese Eastern, đã yêu cầu được phép cung cấp các chuyến bay thẳng đến Bali.

Trong khi đó, Malaysia Airlines hy vọng sẽ phục hồi công suất toàn bộ mạng lưới của mình đối với những chuyến bay đến Trung Quốc và Bắc Á vào nửa đầu năm 2023.

Đông Nam Á đã sẵn sàng đón sóng khách du lịch Trung Quốc?
Malaysia Airlines lập kế hoạch tăng công suất khi nhu cầu đi du lịch của du khách Trung Quốc có dấu hiệu tăng trở lại. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang giảm bớt kỳ vọng về sự bùng nổ trong dịp Tết Nguyên đán. Việc Trung Quốc đột ngột mở cửa trở lại trước một kỳ nghỉ lễ lớn khiến các quốc gia không có nhiều thời gian để cấp thị thực, gia hạn hộ chiếu, cũng như tăng công suất chuyến bay và khách sạn.

“Các bên liên quan đang đòi hỏi nhiều hơn những gì mà chúng tôi có thể cung cấp,” bà Punnaporn Wongjunpen, chủ một công ty du lịch Thái Lan cho biết. "Một số khách sạn tập trung vào du khách Trung Quốc vẫn chưa mở cửa trở lại. Những người điều hành xe buýt và hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Trung đã đổi nghề thành giáo viên hoặc theo đuổi những công việc khác."

Bà Punnaporn cho biết thêm, một số thành viên của Hiệp hội các đại lý du lịch Thái Lan chuyên phục vụ riêng cho thị trường Trung Quốc đã ngừng hoạt động trong thời gian xảy ra đại dịch và “đang ở chế độ quan sát và chờ xem”.

Tại các trung tâm mua sắm của Central Group, tập đoàn bán lẻ Thái Lan đã lên kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi Tết Nguyên đán trước khi Bắc Kinh quyết định cho phép du lịch quốc tế.

Ông Olivier Bron, Giám đốc điều hành chuỗi cửa hàng bách hóa Central and Robinson, cho biết: "Chúng tôi không tự tin rằng có thể dựa dẫm hoàn toàn vào khách du lịch Trung Quốc ngay lập tức. Hoạt động kinh doanh dự kiến sẽ bắt đầu phục hồi vào quý hai năm 2023". Trong năm 2023, công ty đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán hàng cho khách du lịch Trung Quốc và tăng tổng doanh số bán hàng lên 20% so với năm vừa qua.

Bà Jane Sun, Giám đốc điều hành Tập đoàn Trip.com của Trung Quốc, cho biết trong ba năm vừa qua, các công ty trong ngành du lịch đã giảm tương đối số lượng nhân viên. "Công suất khách du lịch vẫn chưa trở lại mức của năm 2019. Ngay cả khi tất cả các máy bay và tất cả các khách sạn được lấp đầy, công suất ngành du lịch vẫn sẽ không đạt được ở mức của năm 2019", bà cho biết.

Đông Nam Á đã sẵn sàng đón sóng khách du lịch Trung Quốc?
Thái Lan là quốc gia có tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc lớn nhât Đông Nam Á năm 2019 (Nguồn: ASEAN Statistics Division)

Trong khi đó, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng không OAG, so với cùng kỳ năm 2019, lượng ghế trống hàng tuần trên những chuyến bay từ Trung Quốc đến Đông Nam Á vẫn giảm hơn 30%.

Trong bối cảnh đó, anh Jasper (27 tuổi, Trung Quốc) vẫn chi hơn 1.000 đô la để đặt một trong những chuyến bay đầu tiên từ miền nam Trung Quốc đến Thái Lan. Đây là mức vé cao gấp khoảng ba lần so với trước đại dịch. Những du khách như Jasper là một dấu hiệu cho thấy, Đông Nam Á có thể mong đợi rằng sẽ có nhiều khách du lịch hơn đến với khu vực một khi năng lực bắt kịp nhu cầu.

“Cảm giác thật đáng sợ sau ba năm không ra ngoài,” Jasper nói, đồng thời cho biết thêm rằng anh và bạn gái của dự định sẽ nghỉ ngơi vài ngày ở Bangkok để "ổn định tinh thần” trước khi quyết định đi đâu tiếp theo.

Chuyến đi cuối cùng của họ trước đại dịch là đến Nhật Bản vào tháng 12/2019. Nhưng lần này họ đã chọn thủ đô của Thái Lan, nơi Jasper từng sống trước đây, do những hạn chế liên quan đến COVID đối với việc đi du lịch Nhật Bản. Sau ba năm không thể đi ra nước ngoài, anh ấy vẫn không hề phàn nàn.

"Thành thật mà nói. Tôi rất vui khi được sử dụng lại tiền mặt" Jasper cho biết.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại