Đối phó tác động của Covid: 6 giải pháp để đạt mục tiêu kép
Báo cáo cập nhật đánh giá tác động của Covid-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam của TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa được công bố, cho thấy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ n
Đây là bản cập nhật của báo cáo “Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam?” mà Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã phát hành ngày 10/4/2020, trong đó đánh giá tác động của đại dịch đối với 15 ngành kinh tế quan trọng (chiếm 78% GDP) của Việt Nam.
Từ các đánh giá cập nhật này, báo cáo gợi ý 6 giải pháp góp phần thúc đẩy thực hiện thành công mục tiêu kép của Chính phủ
Ảnh hưởng rõ nét và nghiêm trọng hơn
Theo báo cáo, sau 6 tháng năm 2020, có thể thấy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế - xã hội Việt Nam đã rất rõ nét, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các dự báo trước đây.
Tại báo cáo cập nhật đánh giá tác động của dịch Covid-19 tới kinh tế Việt Nam tháng 4/2020, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 kịch bản (cơ sở, tích cực và tiêu cực) lần lượt ở các mức: 4,81%, 5,4% và 4,07%.
Đến nay, với các thông tin về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020, tổ chức này thực hiện cập nhật đánh giá tác động của đại dịch từ cả phía tổng cầu cũng như tổng cung để đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng.
Theo đó, dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 từ 1,5% (kịch bản tiêu cực) đến 3% (kịch bản cơ sở) và có thể đạt khoảng 4% (kịch bản tích cực nhất); chỉ số CPI bình quân xoay quanh mức 3,5-3,8%.
Tại bản Báo cáo phát hành ngày 10/4/2020, Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã có dự báo tác động đối với từng ngành kinh tế này trong quý II/2020. Đến nay, nhìn chung tác động của đại dịch đến các ngành kinh tế đã diễn ra theo kịch bản cơ sở khi đa số các ngành gặp nhiều khó khăn hơn trong quý II, trong khi một số ngành đã bước đầu hồi phục nhưng kết quả chưa thực sự khả quan.
Cụ thể, khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản hồi phục nhẹ so với quý I. Tính chung cho khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp và thủy sản, tăng trưởng 6 tháng đã được cải thiện so với quý I (tăng 1,19% so với mức tăng chỉ 0,08% của quý I). Bên cạnh đó, hoạt động thương mại (xuất khẩu) nông sản cũng phần nào hồi phục, chỉ giảm 4,3% so với cùng kỳ trong khi mức sụt giảm của quý I là 8%.
Đáng lưu ý, xuất khẩu mặt hàng rau quả đã tăng 8,4% so với 6 tháng năm 2019. Điều này cho thấy sau khi Việt Nam cũng như Trung Quốc (thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất) kiểm soát được dịch, các hoạt động giao thương đã có sự hồi phục nhất định.
Tuy nhiên, một số mặt hàng vẫn có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh như hồ tiêu (-25,8%), gạo (-14,1%). Riêng thủy sản, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất có mức giảm -5,2%, thấp hơn mức sụt giảm của quý I là -11,2%.
Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất sản phẩm hỗ trợ nông nghiệp có diễn biến trái chiều. Sản lượng sản xuất phân bón có mức tăng 4,7%, cải thiện hơn so với mức giảm 0,03% của quý I nhờ nhu cầu phân bón gia tăng trong vụ hè thu. Sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi giảm -11% (quý I giảm -18%) do chuỗi cung ứng bị đứt gãy, xuất khẩu thủy sản còn nhiều khó khăn và nguồn cung thịt lợn đòi hỏi có thời gian trong bối cảnh khôi phục từ dịch tả lợn châu Phi.
Những khó khăn của ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm như dịch Covid-19 cùng hạn hán, xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long… đã khiến số doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phải tạm ngừng hoạt động tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Tác động tiêu cực của Covid-19 rõ nét hơn ở khu vực công nghiệp và xây dựng. Ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đã phản ánh rõ nét hơn trong quý II với khu vực này và do đó làm mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm chỉ còn đạt 2,98%, thấp hơn mức 5,15% của quý I.
Công nghiệp chế biến chế tạo, khu vực tạo động lực chính cho tăng trưởng cũng chỉ tăng 4,96% (so với mức tăng 11,2% cùng kỳ năm 2019). Theo đó, số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh cũng tăng tới 32,1% so với cùng kỳ năm trước.
Một số ngành lĩnh vực có diễn biến xấu đi so với kết quả quý I là dệt may, sản xuất đồ gỗ, sản xuất thép, khai thác dầu thô. Trong khi đó, các ngành sản xuất như thép, khai thác dầu thô, than… cũng còn nhiều khó khăn khi xuất khẩu thu hẹp và nhu cầu nội địa tăng chậm. Ngành xây dựng ít chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn khi vẫn đạt mức tăng trưởng 4,5% trong tháng đầu năm, cao hơn mức 4,37% của quý I.
Khu vực dịch vụ chịu tác động mạnh nhất do tổng cầu (cả trong và ngoài nước) giảm và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi. Khu vực dịch vụ là nơi phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi do yếu tố tâm lý và thay đổi hành vi tiêu dùng.
Các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có mức sụt giảm mạnh nhất, chủ yếu do việc hạn chế đi lại, giãn cách xã hội diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh.
Các ngành bán lẻ, kinh doanh bất động sản cũng cho thấy xu hướng xấu đi so với quý I dù mức sụt giảm không lớn. Trong 6 tháng, ngành bán lẻ giảm -0,8% về doanh thu (quý I tăng 4,7%) trong khi ngành kinh doanh bất động sản giảm -0,36% (quý I tăng 2,65%). Tuy nhiên, ngành bán lẻ dự báo sẽ phục hồi khá từ đầu quý III do các hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam đã khởi động lại, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị (trừ giải trí) nhộn nhịp hơn nhưng ở các mức độ khác nhau.
Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động mua bán chậm. Riêng mảng bất động sản công nghiệp và logistics có nhiều triển vọng khả quan trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp quốc tế đã và đang cơ cấu lại chuỗi cung ứng và đầu tư.
Lĩnh vực tài chính-ngân hàng và bảo hiểm duy trì được mức tăng trưởng trong 6 tháng là 6,78% (quý I tăng 7,4%) nhưng cần lưu ý rằng tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động tài chính - ngân hàng thường có độ trễ (khách hàng - người gửi tiền, vay vốn, dùng dịch vụ khi khó khăn, bắt đầu giảm sử dụng các dịch vụ sau một thời gian chống chọi với khó khăn; hấp thụ vốn kém và nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh…).
Theo đó, tín dụng hệ thống các tổ chức tín dụng dự báo tăng khoảng 8-10%, nợ xấu nội bảng tăng. Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng số và thanh toán không dùng tiền mặt đang và sẽ tăng nhanh.
Tính chung khu vực dịch vụ, do bị tác động rất mạnh bởi đại dịch và phục hồi còn chậm, nên số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng tới 41% so với cùng kỳ năm trước.
Một số giải pháp trọng tâm
Từ các kết quả đánh giá nêu trên, Nhóm nghiên cứu gợi ý một số giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam như sau:
Bên cạnh đó, Chính phủ cần thận trọng xem xét thời điểm, lộ trình và phương thức mở cửa phù hợp ra bên ngoài; cùng với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch, khai thác hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, các nhà tài trợ song phương nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
Cùng với đó, cần tăng khả năng tiếp cập vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tăng cho vay qua Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi động hoạt động thực chất của các quỹ bảo lãnh vay vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đồng thời, cần mở rộng đối tượng hỗ trợ gồm cả một số doanh nghiệp lớn như trong lĩnh vực hàng không, du lịch… với tiêu chí và điều kiện hỗ trợ cụ thể (việc mở rộng hỗ trợ này có thể khiến quy mô gói tài khóa tăng thêm khoảng 1-2% GDP). Bên cạnh đó, rà soát các đối tượng được hỗ trợ để thay thế, bổ sung kịp thời.
Theo đó, tổng giá trị các gói hỗ trợ của Việt Nam theo tính toán của Nhóm tác giả có thể lên đến 4-5% GDP. Đồng thời, cần có cơ chế, phân quyền đặc thù cho Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ để có thể ra quyết định nhanh chóng, kịp thời.
Các công việc cần tập trung là kiên quyết đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, bố trí kịp thời nguồn vốn đối ứng, đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA, nhất quán gắn nhiệm vụ này với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu và các đơn vị liên quan.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận